Giáo án ngữ văn nâng cao lớp 10
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Minh Nguyệt |
Ngày 26/04/2019 |
283
Chia sẻ tài liệu: giáo án ngữ văn nâng cao lớp 10 thuộc Giáo dục công dân 10
Nội dung tài liệu:
Ngày 04/ 9/ 2007
Tiết 1+2: Đọc văn
TỔNG QUAN CÁC NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM
QUA CÁC THỜI KÌ LỊCH SỬ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Thông qua cái nhìn sơ lược về nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử, giúp cho học sinh nắm được những kiến thức cần thiết cho việc tìm hiểu sự định hình và phát triển của nền văn học dân gian và viết Việt Nam.
- Nắm được khái niệm cũng như thành tựu của hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết.
- Yêu cầu học sinh nắm vững bài học để phục vụ tốt cho những bài học sau.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
- Ổn định tổ chức lớp.
- Giới thiệu bài mới:
Việt Nam với hàng ngàn năm văn hiến là một nước có sự phát triển mạnh và thu được nhiều thành tựu ở mọi mặt, đặc biệt ở lĩnh vực văn hoá, mà nòng cốt là văn học giữ một vai trò quan trọng song hành với lịch sử phát triển của đất nước. Quá trình phát triển đó đã gặt hái được những tinh hoa gì, hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các em rõ hơn.
BÀI GIẢNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS đọc phần mở đầu Sgk
- Em cho biết nội dung phần vừa đọc?
- HS đọc phần I sgk
- Nền văn học Việt Nam bao gồm những bộ phận nào? Hãy trình bày những nét lớn của VHDG?
- Hãy trình bày khái quát những nội dung sgk đề cập?
- HS có thể lấy ví dụ chứng minh.
- Lịch sử văn học Việt Nam phát triển qua ba thời kì, hãy chứng minh bằng các tác phẩm đã học cho mỗi thời kì ấy?
- Ở giai đoạn này, xét về phương diện lịch sử có sự kiện gì đáng chú ý? Nó có tác động đến nền văn học không?
- HS đọc sgk.
- Em hãy nêu khái quát những nét đặc sắc ấy?
Tìm trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng năm trường hợp thành ngữ hay tục ngữ một cách tài tình?
A. Tìm hiểu chung
- Nền văn học dân tộc có sức sống bền bỉ và mãnh liệt.
- Nền văn học hình thành sớm, trải qua nhiều thử thách của lịch sử chống ngoại xâm.
- Văn học phát triển không ngừng.
- Nền văn học đa dân tộcphong phú, sáng tác của dân tộc Kinh tiêu biểu hơn cả.
I. Các bộ phận, thành phần của nền văn học Việt Nam
1.Văn học dân gian:
- Khái niệm: VHDG thuộc tổng thể văn hoá dân gian ra đời từ thời kì sơ khai và phát triển mạnh mẽ ở thời kì cận hiện đại bao gồm nhiều thể loại như: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, dân ca… thường do người bình dân sáng tác tập thể và truyền lại theo lối truyền miệng. Ở VN, nền văn học này có vị trí và vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc và chính nó đã có sự tác động to lớn tới sự hình thành và phát triển của văn học viết.
- Đặc trưng: Tính truyền miệng, tập thể và thực hành.
2. Văn học viết:
- Chủ yếu do đội ngũ tri thức sáng tạo trong khoảng thế kỉ X (ghi bằng chữ Hán, sau này là chữ Nôm), đóng vai trò chủ đạo và thể hiện được những nét chính của diện mạo nền văn học dân tộc.
- Có hai thành phần văn học viết cùng tồn tại và phát triển song song với nhau là:
+ Văn học chữ Hán ra đời ngay từ khi có chữ viết (có văn học viết). Mặc dù được viết bằng chữ Hán nhưng nó là văn học của người Việt, vẫn đậm đà tính dân tộc (tuy vẫn chịu ảnh hưởng của văn học Trung Hoa)
+ Văn học chữ Nôm ra đời muộn hơn khi ý thức dân tộc và tinh thần nhân dân đã phát triển cao hơn ở tầng lớp tri thức. Nó trưởng thành nhanh chóng và gặt hái được nhiều thành công lớn.
+ Đến đầu thế kỉ XX, nền văn học VN chuyển dần sang sáng tác bằng Tiếng Việt
Tiết 1+2: Đọc văn
TỔNG QUAN CÁC NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM
QUA CÁC THỜI KÌ LỊCH SỬ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Thông qua cái nhìn sơ lược về nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử, giúp cho học sinh nắm được những kiến thức cần thiết cho việc tìm hiểu sự định hình và phát triển của nền văn học dân gian và viết Việt Nam.
- Nắm được khái niệm cũng như thành tựu của hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết.
- Yêu cầu học sinh nắm vững bài học để phục vụ tốt cho những bài học sau.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
- Ổn định tổ chức lớp.
- Giới thiệu bài mới:
Việt Nam với hàng ngàn năm văn hiến là một nước có sự phát triển mạnh và thu được nhiều thành tựu ở mọi mặt, đặc biệt ở lĩnh vực văn hoá, mà nòng cốt là văn học giữ một vai trò quan trọng song hành với lịch sử phát triển của đất nước. Quá trình phát triển đó đã gặt hái được những tinh hoa gì, hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các em rõ hơn.
BÀI GIẢNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS đọc phần mở đầu Sgk
- Em cho biết nội dung phần vừa đọc?
- HS đọc phần I sgk
- Nền văn học Việt Nam bao gồm những bộ phận nào? Hãy trình bày những nét lớn của VHDG?
- Hãy trình bày khái quát những nội dung sgk đề cập?
- HS có thể lấy ví dụ chứng minh.
- Lịch sử văn học Việt Nam phát triển qua ba thời kì, hãy chứng minh bằng các tác phẩm đã học cho mỗi thời kì ấy?
- Ở giai đoạn này, xét về phương diện lịch sử có sự kiện gì đáng chú ý? Nó có tác động đến nền văn học không?
- HS đọc sgk.
- Em hãy nêu khái quát những nét đặc sắc ấy?
Tìm trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng năm trường hợp thành ngữ hay tục ngữ một cách tài tình?
A. Tìm hiểu chung
- Nền văn học dân tộc có sức sống bền bỉ và mãnh liệt.
- Nền văn học hình thành sớm, trải qua nhiều thử thách của lịch sử chống ngoại xâm.
- Văn học phát triển không ngừng.
- Nền văn học đa dân tộcphong phú, sáng tác của dân tộc Kinh tiêu biểu hơn cả.
I. Các bộ phận, thành phần của nền văn học Việt Nam
1.Văn học dân gian:
- Khái niệm: VHDG thuộc tổng thể văn hoá dân gian ra đời từ thời kì sơ khai và phát triển mạnh mẽ ở thời kì cận hiện đại bao gồm nhiều thể loại như: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, dân ca… thường do người bình dân sáng tác tập thể và truyền lại theo lối truyền miệng. Ở VN, nền văn học này có vị trí và vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc và chính nó đã có sự tác động to lớn tới sự hình thành và phát triển của văn học viết.
- Đặc trưng: Tính truyền miệng, tập thể và thực hành.
2. Văn học viết:
- Chủ yếu do đội ngũ tri thức sáng tạo trong khoảng thế kỉ X (ghi bằng chữ Hán, sau này là chữ Nôm), đóng vai trò chủ đạo và thể hiện được những nét chính của diện mạo nền văn học dân tộc.
- Có hai thành phần văn học viết cùng tồn tại và phát triển song song với nhau là:
+ Văn học chữ Hán ra đời ngay từ khi có chữ viết (có văn học viết). Mặc dù được viết bằng chữ Hán nhưng nó là văn học của người Việt, vẫn đậm đà tính dân tộc (tuy vẫn chịu ảnh hưởng của văn học Trung Hoa)
+ Văn học chữ Nôm ra đời muộn hơn khi ý thức dân tộc và tinh thần nhân dân đã phát triển cao hơn ở tầng lớp tri thức. Nó trưởng thành nhanh chóng và gặt hái được nhiều thành công lớn.
+ Đến đầu thế kỉ XX, nền văn học VN chuyển dần sang sáng tác bằng Tiếng Việt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Dung lượng: |
Lượt tài: 18
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)