Giáo án ngữ văn 6 chuẩn bị cho năm 2009 - 2010
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Dũng |
Ngày 18/10/2018 |
16
Chia sẻ tài liệu: giáo án ngữ văn 6 chuẩn bị cho năm 2009 - 2010 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Tuần 1
Tiết 1: Con Rồng, cháu Tiên
Tiết 2: Bánh chưng, bánh giầy
Tiết 3: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt
Tiết 4: Giao tiếp, văn bản
và phương thức biểu đạt
Tiết 1: CON RỒNG, CHÁU TIÊN
(Truyền thuyết)
I. YÊU CẦU: Giúp học sinh:
– Hiểu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết
– Hiểu nội dung ý nghĩa của truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”
– Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện
– Kể được chuyện
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Bài mới:
Giới thiệu: “Con Rồng, cháu Tiên” là một truyền thuyết mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại Hùng Vương và truyền thuyết Việt Nam nói chung. Vậy truyền thuyết là gì? Nội dung ý nghĩa truyện “Con Rồng, cháu Tiên” là gì? Truyện đã sử dụng những hình thức nghệ thuật độc đáo nào? Vì sao bao đời nay, nhân dân ta rất đỗi tự hào và yêu thích câu chuyện này?
Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi ấy!
TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG
GHI BẢNG
( Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích (*), chú ý cần nắm được những nội dung quan trọng sau:
– Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử
– Thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo
– Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân...
I. Khái niệm về truyền thuyết:
Học SGK / 7
( Hoạt động 2: GV cho HS đọc văn bản
Yêu cầu 3 HS đọc theo 3 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu ... Long Trang
Đoạn 2: Tiếp ... lên đường.
Đoạn 3: Còn lại
( Sau khi HS đọc xong từng đoạn, GV cho cả lớp nhận xét và góp ý.
II. Tìm hiểu văn bản:
( Hoạt động 3: Hướng dẫn HS trả lời, thảo luận các câu hỏi trong phần Đọc – Hiểu:
1. Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kỳ lạ, lớn lao và đẹp đẽ về nguồn gốc, hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
a) Những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện:
– Họ đều là thần: Lạc Long Quân là thần Rồng sống dưới nước; Âu Cơ là dòng Tiên thuộc họ Thần Nông sống trên núi.
– Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ; Âu Cơ thì xinh đẹp tuyệt trần.
– Lạc Long Quân giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
– Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần
2. Việc kết duyên của 2 người và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì khác lạ?
– Người dưới nước, kẻ ở núi cao, thuộc 2 dòng khác nhau lại kết duyên chồng vợ.
( 2 người lại kết duyên chồng vợ
– Âu Cơ sinh ra cái bọc 100 trứng, nở thành 100 con trai. Đàn con không cần bú mớm mà vẫn lớn lên và khoẻ mạnh như thần.
– Âu Cơ sinh ra một bọc 100 trứng, nở 100 con. Đàn con không cần bú mớm mà vẫn lớn lên và khoẻ mạnh như thần
( Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào? Và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
– Chia con: 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi, chia nhau cai quản các phương.
– Người con trưởng lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang...
( Người Việt Nam là đồng bào của nhau, cùng là con cháu Lạc Long Quân và Âu Cơ.
3. Em hiểu như thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện?
( Tưởng tượng kỳ ảo: là những chi tiết không có thật, nhưng được dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.
Ghi bảng
– Trong truyền thuyết này, các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo có một số ý nghĩa sau đây:
+ Tô đậm tính chất lớn lao, kỳ lạ, đẹp đẽ của nhân vật và sự kiện.
+ Thần kỳ hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên dân tộc mình.
+ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
↳
4
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Dũng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)