Giáo án ngữ văn

Chia sẻ bởi Khuất Bá Hoàng Anh | Ngày 10/10/2018 | 83

Chia sẻ tài liệu: giáo án ngữ văn thuộc Địa lí 5

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN: NGỮ VĂN 7

Ngày soạn : 10-8-2014
Bài 1 - Tiết 1

VĂN BẢN : CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

_ Theo Lý Lan _
A - Mục tiêu cần đạt :
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng , đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người .
B - Chuẩn bị:
1. HS: Đọc và soạn bài
2. GV: - Soạn bài
- Đồ dùng : Tranh ảnh về ngày khai trường .
- Những điều cần lưu ý :
Bài văn không có cốt truyện, chủ yếu là tâm trạng hồi hộp, phấp phỏng đón chờ ngày khai trường . Người mẹ không ngủ, phần vì lo chuẩn bị cho con, nhưng phần vì cả tuổi thơ của mẹ sống dậy .
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động Dạy - Học :
I - Ổn định tổ chức :(2p)
II - Kiểm tra bài cũ :(3p)
? Ở lớp 6 các em đã được đọc những văn bản nhật dụng nào?
(Động Phong Nha, Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử ...)
III - Bài mới :
Ngày khai trường hàng năm đã trở thành ngày hội của toàn dân. Bởi ngày đó bắt đầu một năm học mới với bao mơ ước, bao điều mong đợi trước mắt các em. Không khí ngày khai trường thật náo nức với tuổi thơ của chúng ta. Còn các bậc làm cha làm mẹ thì sao? Họ có những tâm trạng gì trong ngày ấy? Bài Cổng trường mở ra mà chúng ta học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó.

Hoạt động của Thầy - Trò

 Nội dung kiến thức


Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu chung:(10p)
GV: Em hãy nêu xuất xứ của văn bản Cổng trường mở ra ?




GV: Trong 10 chú thích, có từ nào là từ HV? Từ đó được giải nghĩa như thế nào?
HS: Can đảm: có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khổ, nguy hiểm, khó khăn )
GV: Em có thể chia văn bản này thành mấy phần? Mỗi phàn từ đâu đến đâu? Nội dung của từng phần ?

Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu văn bản (20p)
GV: Hướng dẫn đọc: Giọng nhỏ nhẹ, thiết tha, chậm rãi.
GV đọc văn bản - HS đọc- GV nhận xét.
GV: Hướng dẫn tóm tắt văn bản : Em hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng 1 vài câu ngắn gọn ? (văn bản viết về cái gì? Việc gì ? )
GV: Truyện có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính? Vì sao ?
HS: Người mẹ và đứa con - người mẹ là nhân vật chính


HS đọc đoạn 1. Đoạn văn em vừa đọc diễn tả điều gì?
GV: Theo dõi phần đầu văn bản, em thấy người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào ?
GV: Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó được biểu hiện bằng những chi tiết nào trong bài?
HS: (Con thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư : Đêm nay con cũng có niềm vui háo hức. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống 1 li sữa, ăn 1 cái kẹo.- Mẹ thao thức, hồi hộp, suy nghĩ triền miên : ... )
GV: Em có nhận xét gì về tâm trạng của 2 mẹ con?
HS: Đều là tâm trạng khác thường nhưng không giống nhau)
GV: Để diễn tả được tâm trạng của 2 mẹ con, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?

GV: Theo em vì sao người mẹ lại trằn trọc không ngủ được?
HS: Vừa trăn trở suy nghĩ về con , vừa bâng khuâng nhớ về ngày khai trường năm xưa của mình .
GV: Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường năm xưa đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?
HS: Dấu ấn sâu đậm : Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng : ‘‘Hằng năm cứ vào cuối thu ... Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp ” )
GV: Trong đêm không ngủ, người mẹ đã làm gì cho con?


GV: Qua những việc làm đó em cảm nhận được điều gì về người mẹ?
GV: Người mẹ nào mà chẳng yêu con, quên mình vì con, chỉ mong con khôn lớn thành đạt. Đó là đức hi sinh, là vẻ đẹp giản dị mà lớn lao của tình mẫu tử trong cách sống của người mẹ Việt Nam.
GV: Trong đêm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khuất Bá Hoàng Anh
Dung lượng: 2,33MB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)