Giáo án ngữ văn 11 CB
Chia sẻ bởi Dương Hoàng Sơn |
Ngày 26/04/2019 |
49
Chia sẻ tài liệu: Giáo án ngữ văn 11 CB thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Ngày soạn:
Tiết : 1 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích “Thượng kinh ký sự”) - LÊ HỮU TRÁC
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực, và ngòi bút ký sự chân thực sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ Chúa Trịnh.
B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, giảng giải.
C. CHUẨN BỊ :
Giáo viên: giáo án, tài liệu tham khảo. H/s: soạn bài, đọc kĩ bài ở nhà.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀI GIẢNG :
Hoạt động của thầy , trò
Nội dung
-Nêu những nét chính về cuộc đời của tác giả Lê Hữu Trác, có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của ông ?
-Những hiểu biết của em về tác phẩm Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác?
-Gv cho học sinh đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
+Quang cảnh và những sinh hoạt trong phủ Chúa Trịnh được tác giả miêu tả như thế nào?
+Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác gỉa qua đoạn trích?
+Phân tích những đặc sắc bút pháp ký sự của Lê Hữu Trác?
+Ấn tượng chung của em sau khi học đoạn trích nầy ?
I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Lê Hữu Trác (1724 - 1791), hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Ông là một danh y không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách, mở trường dạy nghề thuốc.
2.Tác phẩm: Thượng kinh ký sự (Ký sự đến kinh đô) là tập ký sự bằng chữ Hán hoàn thành năm 1783 được xếp ở cuối bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh như một quyển phụ lục. Thượng Kinh Ký Sự tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà Chúa.
Đoạn Vào phủ Chúa Trịnh nói về việc Lê Hữu Trác lên kinh đô được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Quang cảnh và những sinh hoạt trong phủ Chúa Trịnh:
Đã được tác giả ghi lại khá tỉ mỉ qua con mắt quan sát của một người thầy thuốc lần đầu tiên bước vào thế giới mới lạ này:
-Quang cảnh ở phủ Chúa cực kỳ tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng.
-Cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa với những lễ nghi khuôn phép, cách nói năng người hầu kẻ hạ....cho thấy sự cao sang, quyền uy tuyệt đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà Chúa.
2. Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả:
-Tuy không bộc lộ trực tiếp nhưng qua ngòi bút ghi chép hiện thực sắc sảo và những cảm xúc được ghi lại có thể thấy được thái độ của tác giả: không đồng tình với cuộc sống xa hoa, hưởng thụ nơi phủ Chúa và dửng dưng trước những quyến rủ vật chất nơi đây.
-Qua diễn biến tâm trạng và cảm nghĩ của Lê Hữu Trác khi bắt mạch kê đơn cho Thế tủ Trịnh Cán ta thấy được phẩm chất của ông: không chỉ là một thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm, có y đức cao mà còn là người xem thường lợi danh quyền quý, yêu thích tự do và nếp sồng thanh đạm gỉan dị.
3. Đặc sắc bút pháp ký sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích:
Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực,tả cảnh sinh động, diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc, không bỏ sót những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và việc. Có thể nói tính chân thực của tác phẩm, đặc biệt là đoạn trích Vào Phủ Chúa Trịnh có một giá trị hiện thực sâu sắc.
4. Tổng kết:
Đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực sắc sảo tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của Chúa Trịnh. Đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.
E. CỦNG CỐ -DẶN
Tiết : 1 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích “Thượng kinh ký sự”) - LÊ HỮU TRÁC
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực, và ngòi bút ký sự chân thực sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ Chúa Trịnh.
B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, giảng giải.
C. CHUẨN BỊ :
Giáo viên: giáo án, tài liệu tham khảo. H/s: soạn bài, đọc kĩ bài ở nhà.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀI GIẢNG :
Hoạt động của thầy , trò
Nội dung
-Nêu những nét chính về cuộc đời của tác giả Lê Hữu Trác, có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của ông ?
-Những hiểu biết của em về tác phẩm Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác?
-Gv cho học sinh đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
+Quang cảnh và những sinh hoạt trong phủ Chúa Trịnh được tác giả miêu tả như thế nào?
+Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác gỉa qua đoạn trích?
+Phân tích những đặc sắc bút pháp ký sự của Lê Hữu Trác?
+Ấn tượng chung của em sau khi học đoạn trích nầy ?
I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Lê Hữu Trác (1724 - 1791), hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Ông là một danh y không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách, mở trường dạy nghề thuốc.
2.Tác phẩm: Thượng kinh ký sự (Ký sự đến kinh đô) là tập ký sự bằng chữ Hán hoàn thành năm 1783 được xếp ở cuối bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh như một quyển phụ lục. Thượng Kinh Ký Sự tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà Chúa.
Đoạn Vào phủ Chúa Trịnh nói về việc Lê Hữu Trác lên kinh đô được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Quang cảnh và những sinh hoạt trong phủ Chúa Trịnh:
Đã được tác giả ghi lại khá tỉ mỉ qua con mắt quan sát của một người thầy thuốc lần đầu tiên bước vào thế giới mới lạ này:
-Quang cảnh ở phủ Chúa cực kỳ tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng.
-Cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa với những lễ nghi khuôn phép, cách nói năng người hầu kẻ hạ....cho thấy sự cao sang, quyền uy tuyệt đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà Chúa.
2. Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả:
-Tuy không bộc lộ trực tiếp nhưng qua ngòi bút ghi chép hiện thực sắc sảo và những cảm xúc được ghi lại có thể thấy được thái độ của tác giả: không đồng tình với cuộc sống xa hoa, hưởng thụ nơi phủ Chúa và dửng dưng trước những quyến rủ vật chất nơi đây.
-Qua diễn biến tâm trạng và cảm nghĩ của Lê Hữu Trác khi bắt mạch kê đơn cho Thế tủ Trịnh Cán ta thấy được phẩm chất của ông: không chỉ là một thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm, có y đức cao mà còn là người xem thường lợi danh quyền quý, yêu thích tự do và nếp sồng thanh đạm gỉan dị.
3. Đặc sắc bút pháp ký sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích:
Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực,tả cảnh sinh động, diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc, không bỏ sót những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và việc. Có thể nói tính chân thực của tác phẩm, đặc biệt là đoạn trích Vào Phủ Chúa Trịnh có một giá trị hiện thực sâu sắc.
4. Tổng kết:
Đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực sắc sảo tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của Chúa Trịnh. Đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.
E. CỦNG CỐ -DẶN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Hoàng Sơn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)