Giao an nghe nghiep lơp mầm

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Lý | Ngày 05/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: giao an nghe nghiep lơp mầm thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
Thời gian thực hiện 4 tuần từ 30/11 – 25/12/2015
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
*Phát triển vận động:
Thực hiện được các vận động: đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lênh; ném xa bằng 1 tay, biết phối hợp các vận động tay, chân, cơ thể: đi, bước lên bước xuống bậc cao, tung- bắt bóng với cô
Có khả năng phối hợp cử động của các ngón tay bàn tay trong thực hiện hoạt động xé, dán, chồng, xếp các khối vuông nhỏ.
*Sức khỏe & dinh dưỡng:
Biết được cần luyện tập, ăn uống đầy đủ để có sức khỏe tốt và làm việc, sau khi lao động xong phải rửa tay chân sạch sẽ.
Thực hiện 1 số việc đơn giản: rửa tay, lau mặt, xúc miệng, tháo tất, cởi quần áo… với sự giúp đỡ nơi làm việc có thể gây nguy hiểm. Không tự vào chỗ người lớn đang làm việc.
2. Phát triển nhận thức
Biết tên gọi một số nghề, người làm nghề và công việc đặc trưng của họ.
Nhận biết một số nghề qua đặc điểm trang phục của người làm nghề, qua đồ dùng, dụng cụ và sản phẩm của nghề.
3. Phát triển ngôn ngữ
Trẻ nói đúng tên nghề, tên đồ dùng, dụng cụ sản phẩm của các nghề.
Nói được (kể được) tên nghề, công việc của bố mẹ đang làm.
Đọc thơ, kể lại chuyện đã được nghe có sự giúp đỡ của cô giáo.
Nói bằng câu đầy đủ, kể lại những điều quan sát được qua tham quan, xem tranh ảnh 1 số nghề quen thuộc.
Mạnh dạn trong giao tiếp và trả lời được các câu hỏi về 1 số nghề ( Ai?, nghề gì?, cái gì? Để làm gì?).
Nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh
4. Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
Biết các nghề làm ra nhiều sản phẩm như lúa, gao, vải, rất cần và có ích lợi cho con người.
Biết quý trọng sản phẩm của người lao động và giữu gìn đồ dùng đò chơi.
5. Phát triển thẩm mỹ
Bước đầu biết thể hiện những cảm xúc trước vẻ đẹp của DDĐC sản phẩm của các nghề khác nhau bằng cử chỉ, nét mặt, lời nói.
Thích hát và vận động một cách đơn giản theo nhịp điệu của bài hát về chủ đề.
Thể hiện hứng thú tham gia vào cấc hoạt động vẽ, tô màu, xé, nặn, dán để tạo ra một số sản phẩm như bánh quy, cuộn len…





II NỘI DUNG GIÁO DỤC:
1 Phát triển thể chất:
*Dinh dưỡng và sức khoẻ
Biết giữ gìn vệ sinh sau khi lao động
Biết làm những việc tự phục vụ: Rửa tay, lau mặt,..
Không tự vào chỗ người lớn đang làm việc.
*phát triển vận động
Tập các ĐT phát triển các nhóm cơ và hô hấp: Tay, lưng, bụng, lườn, chân.
Đi trong đường ngoằn ngoèo
Ném xa bằng một tay
Tung, bắt bóng cùng cô.
Bước lên xuống bậc cao (30cm).
Xếp chồng các khối thành ngôi nhà; xé dán theo chủ đề.
2 Phát triển nhận thức:
Tìm hiểu về công việc của bác nông dân
Tìm hiểu về nghề giáo viên.
Bố mẹ bé làm nghề gì?
Tìm hiểu về một số nghề truyền thống (nghề dệt thổ cẩm, nghề làm mứt, bánh kẹo, nghề đồ gốm…).
Nhận biết hìh vuông, hình chữ nhật;
Nhận biết quy tắc sắp xếp.
3 Phát triển ngôn ngữ:
Đố bé đây là dụng cụ, đồ dùng của nghề gì.
Nói được (kể được) tên nghề, công việc của bố mẹ đang làm.
Đọc thơ, kể chuyện: em làm thợ xây, các cô thợ, cô giáo của con, thần sắt, sự tích hạt gạo…
Nói bằng câu đầy đủ, kể lại những điều quan sát được qua tham quan, xem tranh ảnh 1 số nghề quen thuộc.
Mạnh dạn trong giao tiếp và trả lời được các câu hỏi về 1 số nghề ( Ai?, nghề gì?, cái gì? Để làm gì?...).
Nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh.
4 Phát triển thẩm mỹ:
Trẻ tự nhận xét được sản phẩm của mình, của bạn.
Hát vận động :em tập lái ô tô,
dạy hát và vận động : làm chú bộ đội,
dạy hát: đội kèn tí hon.
nghe: hạt gạo làng ta, anh phi công ơi…
Tô màu một số sản phẩm nghề nông.
Dán cầu thang
Trang trí khay đựng màu vẽ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Lý
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)