Giao an Nghe 08 - 09

Chia sẻ bởi Trương Thị Thu Nga | Ngày 06/11/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Giao an Nghe 08 - 09 thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:

PHẦN I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

BÀI 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

TIẾT 1: KHÁI NIỆM VỀ THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN

Thông tin:
Khái niệm: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện, …) và về chính con người.
Hoạt động thông tin của con người: tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi).
+ Xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhât (nó đem lại sự hiểu biết cho con người, trên cơ sở đó mà có những kết luận và quyết định cần thiết)
+ Thông tin trước xử lí gọi là thông tin vào, thông tin nhận được sau xử lí gọi là thông tin ra.
Mô hình quá trình xử lí thông tin:

NHẬP DỮ LIỆU (INPUT)

XỬ LÝ (PROCESSING)


XUẤT DỮ LIỆU
(OUTPUT)

LƯU TRỮ (STORAGE)


Các dạng thông tin cơ bản: dạng văn bản, dạng hình ảnh, dạng âm thanh.
Chú ý: Trong tin học, TT lữu giữ trong máy tính còn được gọi là dữ liệu.

Biểu diễn thông tin:
Khái niệm: BDTT là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.
Vai trò:
Có vai trò quan trọng đối với việc truyền và tiếp nhận thông tin.
BDTT dưới dạng phù hợp cho phép lưu giữ và chuyển giao thông tin.
Có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lý thông tin nói riêng.
Biểu diễn thông tin trong máy tính:
Máy tính thông dụng hiện nay, thông tin được biểu diễn dưới dạng dãy bit (dãy nhị phân) chỉ bao gồm 2 kí tự 0 và 1.
Máy tính cần có những bộ phận đảm bảo việc thực hiện hai quá trình sau:
Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dạng bít.
biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành một trong các dạng quen thuộc với con người.
Đơn vị đo thông tin: Đơn vị dùng để đo thông tin gọi là bit (Binary digit)

Tên gọi
Ký hiệu
Giá trị

Byte
KiloByte MegaByte GigaByte TetraByte
B
KB
MB
GB
TB
8 bit
210 B = 1024 Byte
210 KB = 1024 KB
210 MB = 1024 MB
210 GB = 1024 GB



TIẾT 2: KHÁI NIỆM PHẦN MỀM CỦA MÁY TÍNH

Khái niệm phần mềm:
Khái niệm phần mềm: Phần mềm là một bộ chương trình các chỉ thị điện tử ra lệnh cho máy tính thực hiện một điều nào đó theo yêu cầu của người sử dụng.
Chương trình: là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.
Phân loại phần mềm:
Phần mềm máy tính có thể chia làm hai phần: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Phần mềm hệ thống (Operating System Software):
Là một bộ các câu lệnh để chỉ dẫn phần cứng máy tính và các phần mềm ứng dụng làm việc với nhau. Phần mềm hệ thống phổ biến hiện nay ở Việt nam là MS-DOS, LINUX và Windows. Đối với mạng máy tính ta cũng có các phần mềm hệ điều hành mạng (Network Operating System) như Novell Netware, Unix, Windows NT/ 2000/ 2003, ...
Phần mềm ứng dụng (Application Software):
Phần mềm ứng dụng rất phong phú và đa dạng, bao gồm những chương trình được viết ra cho một hay nhiều mục đích ứng dụng cụ thể như soạn thảo văn bản, tính toán, phân tích số liệu, tổ chức hệ thống, bảo mật thông tin, đồ họa, chơi games.

TIẾT 3: NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC

Thực hiện các tính toán:
Việc giải quyết các bài toán kinh tế và khoa học - kĩ thuật ngày nay đòi hỏi những khối lượng tính toán vô cùng lớn, trong nhiều trường hợp con người không có khả năng thực hiện.
Máy tính là công cụ giúp giảm bớt đáng kể gánh nặng tính toán cho con người.
Tự động hoá các công việc văn phòng:
Có thể dùng máy tính để soạn thảo, trình bày và in ấn văn bản như các công văn, lá thư, bài báo, thiếp mời. . .
Máy tính còn có thể dùng để thuyết trình trong các hội nghi, lập lịch làm việc.
Hỗ trợ công tác quản lí:
Các thông tin liên quan tới con người, tài sản, kết quả sản xuất kinh doanh, thành tích học tập. . . được tập hợp và tổ chức thành các cơ sở dữ liệu lưu trữ trong máy tính để có thể dễ dàng sử dụng phục vụ nhu cầu quản lí và ra quyết định.
Công cụ học tập và giải trí:
Em có thể dùng máy tính để học ngoại ngữ, làm toán, thực hiện các thí nghiệm vật lí, hoá học. . .
Em có thể dùng máy tính để nghe nhạc, xem phim, chơi trò chơi, sáng tác nhạc, vẽ tranh. . .
Điều khiển tự động và robot:
Máy tính có thể dùng để điều khiển tự động các dây chuyền sản xuất như dây chuyền lắp ráp ô tô, xe máy.
Điều khiển các vệ tinh, các tàu vũ trụ... không thể thiếu vai trò của máy tính.
Nhờ các máy tính được lắp đặt bên trong, các robot ngày nay đã có thể làm thay con người nhiều công việc nặng nhọc hoặc trong môi trường độc hại.
Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến:
Khi máy máy tính được kết nối Internet:
Em có thể liên hệ thường xuyên với bạn bè, người thân thông qua thư điện tử, các diễn đàn điện tử hoặc trao đổi trực tuyến (Chat).
Em có thể tra cứu được nhiều thông tin bổ ích
Em có thể tìm hiểu, xem trước những món quà hay đồ vật yêu thích rồi đặt mua, thanh toán mà không cần đi tới cửa hàng (mua bán trực tuyến).
Máy tính và điều chưa thể:
Máy tính chỉ làm được những gì mày con người chỉ dẫn thông qua các câu lệnh.
Máy tính chưa thể phân biệt được mùi vị, cảm giác.
Máy tính chưa có năng lực tư duy.
BÀI 2: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH

TIẾT 4: SƠ ĐỒ CẤU TRÚC - KHÁI NIỆM BỘ XỬ LÍ TRUNG TÂM

Sơ đồ cấu trúc:

















Bộ xử lý trung tâm: (CPU)

Khái niệm: Bộ xử lí trung tâm có thể coi là bộ não của máy tính. CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
Cấu trúc: CPU có 3 bộ phận chính:
Khối điều khiển,
Khối tính toán số học và logic,
Một số thanh ghi.

TIẾT 5: CẤU TRÚC BỘ XỬ LÍ TRUNG TÂM - BỘ NHỚ TRONG

Cấu trúc bộ xử lí trung tâm (CPU):
Khối điều khiển: (CU: Control Unit)
Là trung tâm điều hành máy tính. Nó có nhiệm vụ giải mã các lệnh, tạo ra các tín hiệu điều khiển công việc của các bộ phận khác của máy tính theo yêu cầu của người sử dụng hoặc theo chương trình đã cài đặt.
Khối tính toán số học và logic (ALU: Arithmetic-Logic Unit)
Bao gồm các thiết bị thực hiện các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia, ...), các phép tính logic (AND, OR, NOT, XOR) và các phép tính quan hệ (so sánh lớn hơn, nhỏ hơn, bằng nhau, ...)
Các thanh ghi (Registers)
Được gắn chặt vào CPU bằng các mạch điện tử làm nhiệm vụ bộ nhớ trung gian. Các thanh ghi mang các chức năng chuyên dụng giúp tăng tốc độ trao đổi thông tin trong máy tính.
Bộ nhớ:

Khái niệm: Bộ nhớ là thiết bị lưu trữ thông tin trong quá trình máy tính xử lý.
Phân loại: Bộ nhớ bao gồm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
Bộ nhớ trong: gồm ROM và RAM
ROM (Read Only Memory) là Bộ nhớ chỉ đọc, dùng để lưu trữ các chương trình hệ thống, chương trình điều khiển việc nhập xuất cơ sở (ROM-BIOS: ROM- Basic Input/Output System). Thông tin trên ROM ghi vào và không thể thay đổi, không bị mất ngay cả khi không có điện.
RAM (Random Access Memory) là Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, được dùng để lưu trữ dữ kiện và chương trình trong quá trình thao tác và tính toán. RAM có đặc điểm là nội dung thông tin chứa trong nó sẽ mất đi khi mất điện hoặc tắt máy. Dung lượng bộ nhớ RAM cho các máy tính hiện nay thông thường vào khoảng 128 MB, 256 MB, 512 MB và có thể hơn nữa.
TIẾT 6: BỘ NHỚ NGOÀI - MỘT SỐ THIẾT BỊ VÀO RA THÔNG DỤNG
Bộ nhớ ngoài:
Khái niệm: là thiết bị lưu trữ thông tin với dung lượng lớn, thông tin không bị mất khi không có điện.
Công dụng: Có thể cất giữ và di chuyển bộ nhớ ngoài độc lập với máy tính.
Phân loại: các loại bộ nhớ ngoài phổ biến như
Đĩa mềm (Floppy disk): đĩa đường kính 3.5 inch dung lượng 1.44 MB.
Đĩa cứng (hard disk): phổ biến là đĩa cứng có dung lượng 20GB, 30GB, 40GB, 60GB và lớn hơn nữa.
Đĩa quang (Compact disk): loại 4.72 inch, là thiết bị phổ biến dùng để lưu trữ các phần mềm mang nhiều thông tin, hình ảnh, âm. Có hai loại phổ biến là: đĩa CD (dung lượng khoảng 700 MB) và DVD (dung lượng khoảng 4.7 GB).
Các loại bộ nhớ ngoài khác như thẻ nhớ (Memory Stick, Compact Flash Card), USB Flash Drive có dung lượng phổ biến là 512 MB, 1GB, ...




Floppy disk Compact disk Compact Flash Card USB Flash Drive


Các thiết bị nhập/ xuất:
Các thiết bị nhập:
Bàn phím (Keyboard): thiết bị nhập chuẩn là thiết bị nhập dữ liệu và câu lệnh, bàn phím máy vi tính phổ biến hiện nay là một bảng chứa 104 phím có các tác dụng khác nhau.
Chuột (Mouse): là thiết bị cần thiết phổ biến hiện nay, nhất là các máy tính chạy trong môi trường Windows. Con chuột có kích thước vừa nắm tay di chuyển trên một tấm phẳng.
Máy quét hình (Scanner): là thiết bị dùng để nhập văn bản hay hình vẽ, hình chụp vào máy tính.

Các thiết bị xuất:

Màn hình (Screen hay Monitor, thiết bị xuất chuẩn): dùng để thể hiện thông tin cho người sử dụng xem. Màn hình phổ biến hiện nay trên thị trường là màn hình màu SVGA 15”,17”, 19” với độ phân giải có thể đạt 1280 X 1024 pixel.
Máy in (Printer): là thiết bị xuất để đưa thông tin ra giấy. Máy in phổ biến hiện nay là loại máy in ma trận điểm (dot matrix) loại 24 kim, máy in phun mực, máy in laser trắng đen hoặc màu.
Máy chiếu (Projector): chức năng tương tự màn hình, thường được sử dụng thay cho màn hình trong các buổi Seminar, báo cáo, thuyết trình, …

PHẦN II: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS

BÀI 1: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ SỞ

TIẾT 10: KHÁI NIỆM HỆ ĐIỀU HÀNH

Vì sao cần cố hệ điều hành:
Một ngã tư đường phố thường có hệ thống đèn tín hiệu giao thông làm nhiệm vụ phân luồng cho các phương tiện. Hệ thống đèn đóng vai trò điều khiển hoạt động giao thông.
Tất cả các trường học đều có thời khoá biểu cho học sinh và giáo viên đảm bảo việc dạy và học. TKB đóng vai trò điều khiển hoạt động dạy và học trong nhà trường.
( Các hoạt đồng đòi hỏi có phương tiện điều khiển.
Khi máy tính làm việc có nhiều đối tượng cùng hoạt động (phần cứng, phần mềm). Hoạt động của các đối tượng đó cũng cần được điều khiển và công việc này do hệ điều hành máy tính đảm nhận.
Khái niệm về hệ điều hành:
Hệ điều hành (Operating System) là tập hợp các chương trình tạo sự liên hệ giữa người sử dụng máy tính và máy tính thông qua các lệnh điều khiển. Không có hệ điều hành thì máy tính không thể hoạt động được.
Chức năng chính của hệ điều hành là:
Thực hiện các lệnh theo yêu cầu của người sử dụng máy,
Quản lý, phân phối và thu hồi bộ nhớ ,
Điều khiển các thiết bị ngoại vi như ổ đĩa, máy in, bàn phím, màn hình,...
Quản lý tập tin,...
Hiện nay có nhiều hệ điều hành kh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Thu Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)