Giao an moi nhat

Chia sẻ bởi Phạm Thế Long | Ngày 21/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Giao an moi nhat thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Ti?t tự chọn
A. Lỗi về thành phần câu
I. Không phân định rõ thành phần trạng ngữ và chủ ngữ.
1. Ví dụ
a. Qua nhân vật chị Dậu cho ta thấy rõ đức tính cao đẹp đó.
+ Lỗi: Nhầm trạng ngữ " Qua nhân vật chị Dậu ``là chủ ngữ của câu
+ Chữa:
* C1: Bỏ chữ " qua ``
* C2: Thêm " tác giả ``sau chị Dậu
Qua nhân vật chị Dậu, tác giả cho ta thấy rõ đức tính cao đẹp đó.
b. Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh của người lao động không những đấu tranh trực tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống chế độ phong kiến
* Lỗi: Nhầm cụm từ: " Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh`` là chủ ngữ của câu.
* Chữa:
C1: Bỏ từ " của " thêm dấu phảy sau chữ " thông minh"
C2: Thêm chữ " mình" sau chữ " của "
Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh, người lao độngkhông những đấu tranh trực tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống chế độ phong kiến

c. Văn thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, bằng những từ ngữ giản dị của đồng quê mộc mạc, khi lâm ly khi tha thiết, Nguyễn Đình Chiểu đã làm sống lại trong tâm trí người đọc cả một phong trào chống Pháp gian khổ, oanh liệt của đồng bào Nam Kỳ.
L?i: Ngu?i vi?t khụng t?o d?u hi?u cho th�nh ph?n ph? c?a cõu.
Ch?a: Thờm t? "trong" ? d?u cõu ho?c b? t? Nguy?n Dỡnh Chi?u th? hai.
2. Chú ý: Muốn phân định rõ thành phần trạng ngữ và chủ ngữ người viết phải:
- Cách nhận diện trạng ngữ: thường có dấu hiệu bắt đầu bằng từ: qua, bằng, trong,với.
- Muốn tạo thành phần phụ của câu thì phải tạo cho nó những dấu hiệu thích hợp

II. Không phân định rõ định ngữ, phần phụ chú và vị ngữ :
1.Ví dụ a: Cặp mắt long lanh của Thái Văn A mà Xuân Miễn gọi là mắt thần canh biển.
Lỗi: Người viết nhầm lẫn đoạn: " mà Xuân Miễn." là vị
ngữ trong khi nó chỉ là định ngữ của câu.
Chữa: C1: Bỏ từ: " mà`` thêm dấu phảy sau Thái Văn A.
C2: Thêm vị ngữ cho thích hợp.
Cặp mắt long lanh của Thái Văn A mà Xuân Miễn gọi là
mắt thần canh biển đã trở thành nổi tiếng

2. Ví dụ b: Nguyễn Đình Chiểu, nhà thi sĩ mù yêu nước của dân tộc Việt Nam

Lỗi: Nhầm phần phụ chú: " nhà thi si mù." là vị ngữ của câu.
Chữa: C1: Thêm từ " là`` sau Nguyễn Đình Chiểu
C2: Thêm vị ngữ thích hợp
Nguyễn Đình Chiểu, nhà thi sĩ mù yêu nước của dân tộc Việt Nam đã từng đau nỗi đau của dân tộc.

III. Không phân định rõ trật tự sắp xếp giữa các từ trong câu:
VD: Qua mỗi lần như vậy người ta sẽ tích luỹ được kinh nghiệm và thành công nhất định về sau.
Lỗi: Trật tự của cụm từ: "thành công nhất định về sau" không đúng.
Chữa: Sắp xếp lại trật tự của cụm từ trên: "về sau nhất định sẽ thành công ."
Qua mỗi lần như vậy người ta sẽ tích luỹ được kinh nghiệm và về sau nhất định sẽ thành công.


B. Lỗi về quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câuvà giữa câu với câu
I. Không phân định rõ những bổ ngữ có cách chi phối khác nhau
Ví dụ: Thực tế khách quan cho ta thấy: thành công chỉ có thể có qua những lần rút kinh nghiệm khắc phục từ những thất bại bước đầu.




Lỗi: Hai cụm từ: " khắc phục" và " thất bại" có cách chi phối khác nhau
Chữa: Bỏ cụm từ: " khắc phục từ "

II. Không phân định rõ mối quan hệ giữa các vế câu hoặc giữa câu với câu.
Ví dụ 1: Vì phong trào " ba đảm đang" đang phát triển sôi nổi khắp nơi nên chị em phụ nữ của chúng ta đã đóng góp rất nhiều thành tích to lớn vào công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng tổ quốc giàu mạnh.
Lỗi: Điều được nói ở vế 1 của câu không thể là nguyên nhân điều được nói ở vế thứ 2
Chữa: Thêm: " hưởng ứng" ở đầu câu bỏ quan hệ từ " vì. nên``


Hưởng ứng phong trào " ba đảm đang" đang phát triển sôi nổi khắp nơi, chị em phụ nữ của chúng ta đã đóng góp rất nhiều thành tích to lớn vào công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng tổ quốc giàu mạnh.

2. Ví dụ 2:
Đức tính của người phụ nữ trong phong trào "ba đảm đang"đã được phát huy cao độ từ đức tính sẵn có mà chị Dậu đã mang lấy đến nay 27 năm chẵn là bài học quý báu tuy đối với nay thì đức tính đó chưa đày đủ hoàn chỉnh
Lỗi: Câu văn bị chập ý
Chữa: có thể lược bỏ một số từ ngữ rờm rà và tách câu đó thành hai câu:
-> Đức tính của người phụ nữ trong phong trào "ba đảm đang"đã được phát huy cao độ từ đức tính sẵn có mà chị Dậu đã mang lấy đến nay 27 năm chẵn. Đức tính đó là bài học quý tuy chưa phải đày đủ hoàn chỉnh đối với thời đại hiện nay
C. Luyện tập
I. Bài tập 1:
1. Trong truyện: " Trạng Quỳnh" đã thể hiện tinh thần phản phong quyết liệt của nhân dân ta.
Lỗi: nhầm trạng ngữ với chủ ngữ.
Chữa: C1: Bỏ từ: " trong".
C2: Thêm: " tác giả dân gian" sau:
" Trạng Quỳnh".
2. Những học sinh được nhà trường khen thưởng cuối năm về thành tích xuất sắc trong học tập và lao động. Họ hưá với các thày giáo sẽ cố gắng để đạt thành tích cao hơn nữa.

Lỗi: Cụm từ: " những học sinh" không làm chủ ngữ trong câu 1 được.
Chữa: C1: Nối hai câu lại.
C2: Thêm từ: " này" sau: " học sinh".
3. Nguyễn Viết Xuân, người anh hùng liệt sỹ nổi tiếng với câu nói còn vang mãi trên trận địa: "nhằm thẳng quân thù mà bắn".

Lỗi: Câu thiếu vị ngữ.
Chữa:
C1: thêm từ "là" sau Nguyễn Viết Xuân.
C2: thêm vị ngữ thích hợp.
4. Cuối cùng thày hiệu trưởng kêu gọi chúng em hăng hái tham gia đợt trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại thành công tốt đẹp.

5. Cùng với các nhà văn khác ưu tú, Nguyễn Công Hoan đã mạnh dạn bóc trần cái hiện thực đen tối của xã hội thực dân phong kiến thời bấy giờ.

Lỗi: sai ý nghĩa.
Chữa: bỏ cụm từ: "thành công tốt đẹp"
Lỗi: Cụm từ: " các nhà văn khác ưu tú" trật tự kết hợp sai.
Chữa: Chuyển thành: " các nhà văn ưu tú khác".
6. Tác phẩm: "Tắt đèn" tác giả đề cập đến nhiều vấn đề ở nông thôn Việt Nam.


7. Phan Bội Châu là một người đầu tiên hiểu rõ vai trò quan trọng của phụ nữ với cách mạng.
Lỗi: sai ý nghĩa.
Chữa: bỏ từ : "một".
8. Nếu như không phát huy cao độ những đức tính tốt đẹp của người đời xưa thì phụ nữ ngày nay không thể có được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó.
Lỗi: sai ý nghĩa.
Chữa: Thay từ: "có" bằng đảm đương.
Lỗi: Chưa tạo dấu hiệu cho trạng ngữ.

Chữa: thêm từ: "trong" ở đầu câu.
II. Bài tập 2: Chỉ ra lỗi sai và chữa câu.

C1. Nhờ có văn học dân gian mà Hồ Xuân Hương trở thành bà chúa thơ Nôm.
C2.Thày giáo bước vào lớp học sinh chào thày và đứng dậy.
C3. Qua bài thơ Dục Thuý Sơn cho ta thấy tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi.
C4. Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc với thiên truyện Kiều bất hủ.
C5. Chiếc bàn tròn này mặt vuông đã bị hỏng.
C6. Tác phẩm: " Thu hứng" Đỗ Phủ đề cập đến hiện thực xã hội đời Đường.
C7. Bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương thể hiện nỗi cô đơn của nữ sĩ trong đêm vắng.
C8. Nguyễn Trãi, nhà chính trị kiệt xuất, nhà ngoại giao đại tài đồng thời là nhà thơ lớn.
C9. Trong khi mọi người say mê hát em tự thấy mình học rất giỏi.
C10. Qua tác phẩm Hoàng hạc lâu đã thể hiện tâm trạng hoài cổ của Thôi Hiệu.
Đáp án


C1: Sai ý nghĩa.
- thay từ: "có" bằng "tiếp thu".
C2:Sai ý nghĩa.
Đảo cụm từ: "đứng dậy" trước"chào thầy".
C3: thiếu chủ ngữ.
Bỏ từ "qua".
C4: thiếu vị ngữ.
Thêm từ " là" sau Nguyễn Du.
C5: sai ý nghĩa.
Bỏ từ "vuông".

C6: sai cú pháp.
Thêm từ: "trong" vào đầu câu.
C7: sai ý nghĩa.
Bỏ toàn bộ: " thể hiện." thay bằng nội dung phù hợp với bài
" mời trầu"
C8: thiếu vị ngữ.
Thêm từ: " là" sau Nguyễn Trãi.
C9: Sai ý nghĩa.
Bỏ cụm từ: " em thấy mình." bằng cụm thích hợp với vế1 của câu.
C10: thiếu chủ ngữ.
Bỏ từ: " qua".



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thế Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)