Giáo Án MN Chủ Đề "Nghề Nghiệp"

Chia sẻ bởi Nguyễn Phương Huỳnh Mai | Ngày 03/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Giáo Án MN Chủ Đề "Nghề Nghiệp" thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
Thời gian: 5 tuần ( từ 31/10 đến 2/12/2010)

I/ MỤC TIÊU :
1.Phát triển thể chất:
- Phát triển các tố chất vận động cho trẻ và các nhóm cơ hô hấp thông qua các bài tập phát triển chung.
- Có một số kĩ năng và giữ thăng bằng trong một số vận động: Đi trên băng ghế, chạy nhanh ném xa, bật tách khép chân, bước qua chướng ngại vật, tung, đập bắt bóng.
-Thực hiện vận động theo lời hướng dẫn.
- Phối hợp nhịp nhàng, có thể thực hiện mô phỏng một số hành động, thao tác trong một số nghề.
- Giúp trẻ tăng cường sức khỏe, cơ thể cân đối hài hòa.
-Phối hợp chân, tay,mắt chính xác,có kĩ năng thực hiện tốt một số công việc tự phục vụ, trong sinh hàng ngày.
-Biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và hợp lí đối với sức khỏe con người, cần ăn uống đầy đủ để có sức khỏe tốt.
- biết và tránh những nơi nguy hiểm: các công trình đang xây dựng, nước lũ dâng cao.
- Biết kêu người lớn giúp đỡ khi gặp khó khăn.
2/Phát triển nhận thức:
-Biết trong xã hội có nhiều nghề, ích lợi của các nghề đối với đời sống con người.
-Trẻ biết minh họa một số nghề quen thuộc qua hoạt động tạo hình, hát múa,thơ,truyện…
-Trẻ đóng vai thể hiện cử chỉ, thái độ, hành động và giao tiếp của một số nghề khác nhau.
-Phân biệt được một số nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương một số đặc điểm nổi bật.
-Phân loại dụng cụ ,sản phẩm của một số nghề.
- biết nên sử dụng năng lượng tiết kiệm, và bảo vệ môi trường sạch đẹp khi tạo ra các sản phẩm của nghề.
- được ngày lễ của thầy cô giáo, và những hoạt động diễn ra trong ngày lễ.
-Biết đo và so sánh bằng các đợn vị khác nhau (một số sản phẩm).
- Ôn biết số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 7 và làm quen 8.
-Biết tách gộp nhóm theo dấu hiệu chung trong phạm vi 8 (đồ dùng, dụng cụ,sản phẩm theo nghề)
3/Phát triển ngôn ngữ:
- Biết kể truyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao, câu đố về chủ đề nghề nghiệp.
-Tham gia vào các hoạt động đóng kịch các dung trong thơ và truyện.
-Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận,nêu những nhận xét về một số nghề phổ biến và truyền thống của địa phương (tên,dụng cụ,sản phẩm,ích lợi..)
-Phát âm và nhận biết được chữ cái: u-ư, b,d,đ.
-Phát triển ở trẻ khả năng sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống hằng ngày một cách phong phú,hình thành một số kĩ năng chuẩn bị cho việc đọc viết.
-Tạo ra các chữ viết đơn giản và các hình có thể nhận dạng mọt số chữ cái trong các từ chỉ nghề nghiệp, dụng cụ,sản phẩm của nghề.
4/Phát triển thẩm mĩ:
-Biết biểu lộ thái độ và hưởng ứng cảm xúc khi nghe nhạc, nghe hát.
-Vận dụng nhịp nhàng, phù hợp với nhịp điệu bài hát, năng sử dụng các loại nhạc cụ khi hát.
-Biết chọn lựa và dụng các dụng cụ, vật liệu, phối hợp màu sắc,hình dạng, dường nét để tạo ra sản phẩm của mình và của bạn.
-Biết hợp giữa đường nét, màu sắc trong trang trí, bằng các kỹ năng trẻ đã học: vẽ, nặn, xé, dán, tô màu không chởm ra ngoài.
-Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
5/Phát triển tình cảm xã hội:
-Quý trọng người lao động: biết giữ gìn, tôn trọng thành quả ( sản phẩm) loa động.
-Biết thực hiện một số nề nếp, quy định trong lớp, nơi công cộng, chấp hành luật lệ giao thông.
-Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường: Bỏ rác đúng nơi qui định, chăm sóc cây cối và các con vật.
-Trẻ ước mơ trở thành nghề nào đó khi lớn và biết hiện tại cần làm gì để thực hiện ước mơ đó.
-Biết kể chuyện về một số ngành nghề.
- Thực hành chơi ở các góc phân vai, rèn trẻ một số kỹ năng sống.

CHỦ ĐỀ
Giáo viên xây dựng kế hoạch cho chủ đề
Phối hợp với phụ huynh học sinh sưu tầm tranh ảnh, sáng tác thơ truyện,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phương Huỳnh Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)