Giao an mam non

Chia sẻ bởi Phạm Văn Giang | Ngày 03/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: giao an mam non thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ GIÁO DỤC TIỂU HỌC


ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC


HÀ GIANG, THÁNG 11 NĂM 2011
GDTH
Hệ thống: 15 600 trường, trên 7 triệu hs , trên 360 000 gv, tỉ lệ GV trên chuẩn 70%;
Tỉ lệ trẻ em đi học 97%, tỉ lệ HTCTTH 84%;
Tỉ lệ học 2 buổi/ngày 41%;
GV tâm huyết với nghề, tận tình với HS;
GDTH phát triển ổn định, nhiều đổi mới tích cực;
Chất lượng giáo dục chưa đồng đều, vùng khó khăn còn thấp;
GV chưa tích cực đổi mới, còn lệ thuộc nhiều vào SGK, ít sáng tạo.
Thực trạng dạy học hiện nay
Dạy học hiện nay
1.Quy chế (PPCT, SGK, SGV,…) nghiêm ngặt
2. Kĩ thuật dạy học

3. HS (bị động, nhồi nhét, áp đặt)


Phá bỏ tình
Đổi PPDH mới để
1. HS (tất cả vì HS)
2. Sáng tạo, chủ động của GV

3. Quy chế (linh hoạt, phù hợp đối tượng)


trạng bất cập này
Đổi mới PPDH
ND: Phù hợp, thiết thực; loại bỏ những kiến thức cao, phức tạp, xa lạ với HS; không nhồi nhét.
PPDH: Thiết kế các hoạt động học; tổ chức cho HS tham gia hoạt động học; không áp đặt;
Không lệ thuộc SGK, SGV; có thể thay đổi ngữ liệu, vật liệu trong SGK. GV chủ động lựa chọn ND, YC, PP, TC.
Lớp học vui, HS thích học, biết cách học.
Yêu cầu đổi mới
HS thích học
GV thân thiện, bạn thân thiện, lớp học thân thiện, bài học thân thiện.
+ Tích cực, tự giác;
+ Chủ động, sáng tạo;
+ Hợp tác trong học tập.

2. HS biết cách học
+ GV thiết kế hoạt động học, GV tổ chức hoạt động học;
+ HS tham gia các hoạt động học, tự chiếm lĩnh kiến thức.

3. GV
+ Thân thiện,yêu thương HS
+ Tổ chức lớp học linh hoạt, tự nhiên; không khí lớp học vui vẻ;
+ Thực hiện bài học thân thiện.
Quá trình dạy và học
GV: Từ SGK  KT;
KT  HĐ (làm ra KT).
KT

HĐ n

HĐ 2

HĐ 1
HS: Thực hiện hoạt động học  KT
HĐ 1

HĐ 2

HĐ n

KT
Quá trình hình thành kiến thức

Hoạt động Dạy, Học của GV và HS thực hiện theo 2 quá trình ngược nhau.

GV từ KT hình dung quá trình làm ra KT, sắp xếp thành thứ tự hoạt động;
KT  HĐn  HĐn-1  …  HĐ1.

HS từ các hoạt động, tự hình thành KT;
HĐ1  HĐ2  …HĐn  KT.
Mục tiêu giáo dục các môn học
TIẾNG VIỆT: Thành thạo nghe, nói, đọc, viết; biết giao tiếp; Thích đọc, thích giao tiếp; Yêu tiếng Việt (không yêu cầu khó như SGK).

MÔN TOÁN: Thành thạo các phép tính, thấy được ý nghĩa, tác dụng của toán; Thích học toán, làm toán là niềm vui.

GD ÂM NHẠC: Biết hát, hát to, rõ lời; Thích hát; Yêu con người, yêu cuộc sống.
MÔN TH – XH, KHOA HỌC: Hiểu biết thường thức về tự nhiên, con người; biết giữ vệ sinh; yêu quý thiên nhiên; biết bảo vệ môi trường.
(các môn khác tương tự) .
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TV

TV là “tất cả” ở tiểu học.
Không biết đọc, biết viết thì không học được môn học khác.

Biết đọc, viết bắt đầu từ TV.
Đọc thông, viết thạo một phần nhờ đọc, viết khi học các môn khác.

Học Tiếng Việt như thế nào?

Không phải chỉ học TV ở giờ TV;
Trẻ em :
+ Học nghe từ 2,3 tháng tuổi;
+ Bắt đầu học nói từ 1 tuổi;
+ Học đọc, viết từ 6 tuổi, ở lớp 1;
+ Tiếp tục hoàn thiện để hết tiểu học thành thạo 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
6 tuổi học đọc, học viết bắt đầu từ môn TV;
Nhưng rèn luyện kĩ năng đọc, viết, nghe nói ở mọi môn học, mọi lúc, mọi nơi;
Học TV được tích hợp trong mọi hoạt động một cách tự nhiên (đọc hiểu, diễn cảm, trò chơi, tranh luận, đóng vai, làm thơ, viết văn,…).
Tiếng Việt ở lớp 1

TV lớp 1 là dạy HS cách cầm bút, cầm sách, tư thế ngồi viết, sau đó học đọc, học viết.

Quan hệ giữa “chữ” và “nghĩa”
Đa số tiếng HS đã biết nghĩa nhưng chưa biết chữ: bé, mẹ, bố, bà, chị, cá, nước,…

Học chữ phải gắn liền với nghĩa, HS mới dễ học, dễ hiểu.
Trẻ học nói?
Trẻ 3 tuổi đã biết nói
Mẹ là cô giáo. Mẹ yêu em. Mẹ nấu cơm.
Ai là Ai ?
Mẹ là Cô giáo
Ai Thế nào ?
Mẹ yêu Hà
Ai Làm gì ?
Mẹ nấu cơm
GV lớp 2, 3 khi dạy bài này vẫn bảo khó ???
Phải thay ngữ liệu cho gần gũi với HS.
Dạy chữ nhiều, trẻ được học nói ít;
Dạy trẻ nói đơn giản, đủ ý;
Nói để người khác hiểu mình muốn điều gì?
Hãy tập cho trẻ nói :
- Trẻ yêu ai? Vì sao?
- Trẻ thích làm gì?
- Trẻ thích ăn gì?
- Trẻ muốn điều gì?
Nói không tốt thì không giao tiếp được, không phát triển ngôn ngữ, không học tốt.

Học đọc ?
Thuộc âm (chữ cái);
Thuộc các vần;
Ghép âm với vần được tiếng, đọc đúng tiếng;
Đọc được từ, câu, đoạn;
Đọc đúng, lưu loát;
Đọc hiểu;
Kể lại bài đọc, theo ngôn ngữ, cử chỉ của mình.
( Đọc diễn cảm, vì không bắt buộc với HS dân tộc)
Tập đọc
Biết đọc, đọc đúng
Đọc trôi chảy, đọc hiểu Thích đọc?
Ngắt nghỉ đúng thấy bài đọc hay
Đọc diễn cảm yêu nhân vật,…
PPDH

P P G D
HS thích đọc, ham đọc đọc sẽ tiến bộ, lưu loát, hiểu câu chuyện, đọc diễn cảm.
HS đã thích đọc chưa? HS có cảm xúc với bài đọc
Khi dạy đọc GV có cảm xúc chưa? GV đã truyền cảm xúc cho HS chưa?

HS đọc nhiều bài, nhưng không thích đọc, không cảm xúc, không đọng lại gì trong đầu.
Chỉ biết nói theo sách, theo ý GV!
Dạy đọc như vậy đã thành công chưa, đạt yêu cầu?
Học viết ?
Ngồi đúng tư thế; cầm bút để vở đúng cách;
Biết viết các nét cơ bản;
Biết ghép các nét cơ bản thành con chữ;
Viết được các vần, ghép được chữ;
Viết đúng chữ, giữ vở sạch;
Viết được câu đủ ý ( chủ ngữ, vị ngữ)
Viết được câu có nhiều thành phần;
Nghe viết đúng, đảm bảo tốc độ chuẩn;
Viết được một đoạn văn, bài văn.
(đọc chữ nào cũng viết được, viết chữ nào cũng đọc được - đọc thông, viết thạo)
Rèn luyện 4 kĩ năng cơ bản
Nghe, nói thành thạo để giao tiếp trực tiếp;
Đọc, viết thành thạo để giao tiếp tổng hợp;
Muốn phát triển ngôn ngữ phải được nói nhiều, nói chuẩn, viết chuẩn;
Đọc truyện  Hiểu câu truyện  kể lại câu truyện đã đọc  Đóng vai nhân vật khi kể  Nói xem thích nhân vật nào, tình tiết nào  Biết bảo vệ ý kiến của mình trước người khác  Viết lại câu truyện theo ý mình.
Nói thêm với Hà Giang
Chuẩn bị Tiếng Việt cho HS dân tộc
Có 4 tuần chuẩn bị TV cho HS lớp 1
+ Dạy nói TV qua các bài hát, đồng dao, các trò chơi;
+ Dạy nói TV qua nói tên các con vật nuôi, đồ dùng gia đình, các loại cây, hoa quả, tên các bộ phận trên cơ thể người;
+ Dạy nói tên các đồ dùng học tập, các đồ vật trong lớp học, trong trường;
+ Dạy tập đếm, đếm ngược(10 đến 1);
+ Dạy viết các nét cơ bản trên bảng con;
+ … (không dùng giấy, bút).
Bàn giao chất lượng
Khảo sát đầu năm: Thống kê số HS giỏi, khá, trung bình, yếu các môn TV, Toán.
GV nêu kế hoạch giúp HS yếu: Cuối kì I còn ? HS yếu; cuối năm còn ? HS yếu;
Hiệu trưởng phân công Tổ trưởng, P.Hiệu trưởng theo dõi, giúp đỡ các GV giúp HS yếu.
Kiểm tra cuối năm GV dạy lớp trên cùng coi, cùng chấm với GV chủ nhiệm và nhận bàn giao chất lượng HS.
GV dạy nhận bàn giao xác nhận chất lượng.
Phương pháp dạy học Toán
Vai trò của toán học
Là khoa học chính xác, chặt chẽ (tính toán, suy luận, giải )



Hai đường thẳng song song cắt nhau ở vô cực
Toán học có tính thực tiễn
Bắt nguồn từ thực tiễn, gần với cuộc sống
Từ thêm,bớt trong cuộc sống  phép tính cộng, trừ (+ , - ) trong môn toán
So sánh giữa: nhiều, ít; hơn, kém; ngắn, dài; to bé 
Được toán học biểu thị bằng quan hệ “>” hay “<“
3cm < 5cm; 12kg > 7kg; 6l > 2l.

Sự hấp dẫn của toán







1 1+2 1 + 2 + 3 1+ 2 + 3 + 4







1 1+ 4 1+ 4 + 9 1 + 4 + 9 +16

12 1 2 + 22 1 2 + 22 + 32 1 2 + 22+ 3 2 + 42
Diện tích hình thang : S = (a + b) x h/ 2
1. b = a H thang  hình chữ nhật
2. h = a = b H thang  hình vuông
3. b = 0 H thang  hình tam giác
4. h = 0, S = 0. H thang  đường thẳng


S= (a =b)xh/2
S = a x h/2
S = a x h
S = a x a
S = a x b

Phản ánh những quan hệ nào của cuộc sống?
Tính diện tích hình chữ nhật
Tính quãng đường
Tính số tiền bán hàng
Tính số vở được thưởng
Các bảng nhân
Khi vận dụng vào hoạt động nào của đời sống thì biểu thức phản ánh hơi thở của hoạt động thực tiễn đó.
S = a x b
Với điều kiện b không đổi, ta có
Khi a tăng lên bao nhiêu lần, thì S cũng tăng lên bấy nhiêu lần;
Khi a giảm đi bao nhiêu lần, thì S cũng giảm đi bấy nhiêu lần;
(Khi b không đổi, thì a và S cùng tăng, hoặc cùng giảm một số lần)
Các bảng nhân chính là một ví dụ cụ thể, sinh động về bài toán liên quan đến tỉ số (trước kia gọi là tương quan tỉ lệ thuận).

Bảng nhân 5 (S = 5 x b)
5 x 1 = 5 b = 1  S = 5
5 x 2 = 10 b = 2  S = 10
5 x 3 = 15
5 x 4 = 20 b = 4  S = 20
5 x 5 = 25
5 x 8 = 40 b = 8  S = 40
5 x 10 = 50 b tăng bao nhiêu lần, S tăng bấy nhiêu lần
S = a x b
Với điều kiện S không đổi, ta có
Khi a tăng lên bao nhiêu lần, thì b sẽ giảm đi bấy nhiêu lần;
Khi a giảm đi bao nhiêu lần, thì b sẽ tăng lên bấy nhiêu lần;
(Khi S không đổi, thì a tăng gấp và b giảm và a giảm thì b tăng gấp lên bấy nhiêu lần, trước kia gọi là tương quan tỉ lệ nghịch).
Các bảng chia chính là một ví dụ cụ thể về loại toán quan hệ này

S = a x b, cụ thể (36 = a x b)
a = 1
a = 2
a = 3
a = 4
a = 6
a = 9
a =12
a = 18
a = 36
a tăng gấp bao nhiêu lần
b = 36
b = 18
b = 12
b = 9
b = 6
b = 4
b = 3
b = 2
b = 1
thì b giảm gấp bấy nhiêu lần
Dạy Toán ở Tiểu học

Giúp HS có kiến thức cơ bản ban đầu về số; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.
Hình thành các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải các bài toán.

Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng, chăm học, hứng thú học; hình thành bước đầu phương pháp tự học; làm việc có kế hoạch, linh hoạt, chủ động, sáng tạo.
Các mạch kiến thức cơ bản
Số học: Số tự nhiên, phân số, số thập phân.

Đại lượng và đo đại lượng: Độ dài, thời gian, khối lượng, dung tích, tiền, diện tích, thể tích, vận tốc.

Yếu tố hình học: Hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật, tứ giác,… điểm, đoạn thẳng, đường gấp khúc, góc,
hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ; tính chu vi, diện tích, thể tích các hình.

Giải toán có lời văn: thêm bớt; nhiều hơn, ít hơn; hơn, giảm một số lần; giải bài toán rút về đơn vị; các bài toán tìm 2 số; tìm phân số của một số, tìm số phần trăm của một số; các bài toán liên quan đến tỉ số; các bài toán về chuyển động đều, bài toán có nội dung hình học (nhiều nhất có 4 bước tính)
Yêu cầu dạy học toán
HS thích học toán;
Biết đếm: đếm, đếm ngược, đếm cách (0, 3, 6, 9, 12,…, 30), (20, 14, 12, 8, 4, 0);
Thuộc các bảng tính (cộng, trừ, nhân, chia);
Nhân ngoài bảng: 12 x 5, 23 x 7, 48 x 6,…
Chia ngoài bảng: 48:12; 69 : 23; 84 : 42;
76 : 19; 105 : 35; …
Cuối cùng là biết chia cho số có 2 chữ số thành thạo.
Thạo các phép tính ( +, - , x, :)

Nắm vững các bài toán cơ bản:
- Thêm bớt, nhiều hơn ít hơn;

- Gấp, giảm một số lần; một phần mấy của một số;

- Tìm 2 số biết (T&H, T&TS, H&TS);

Tìm phân số, số phần trăm của một số; tìm một số biết phân số, số phần trăm của số đó;

- Bài toán liên quan đến tỉ số;

- Bài toán về chu vi, diện tích, thể tích;

- Bài toán về chuyển động đều;
PPDH Toán
Thích học Toán
Quen với hoạt động toán học:
Tập đếm,
Giải toán miệng,
Thực hành,
Vận dụng vào đời sống.
PPDH Toán
GV từ kiến thức SGK suy nghĩ các hoạt động làm ra kiến thức đó.
HS thực hiện các hoạt động học  các hoạt động học  có được kiến thức.
GV là người tổ chức; HS là người hoạt động. GV không làm thay; HS không thụ động, tự mình làm ra kiến thức.
Nhẹ nhàng - Tự nhiên - Hiệu quả
Trẻ em học toán như thế nào
Trẻ em tập đếm từ 3,4 tuổi,
Học đếm là cơ sở để làm tính cộng (thêm 1),
Học đếm ngược là cơ sở để làm tính trừ (bớt 1)
Trẻ 4 tuổi có thể trả lời có 3 cái kẹo, mẹ cho thêm 1 được 4 cái kẹo. Hoặc có 4 cái kẹo ăn 1 còn 3.
Trẻ 5 tuổi biết chia 4 kẹo đều cho 2 người; biết chia quả chuối làm đôi cho 2 người.
Như vậy trẻ em đã biết làm toán một cách tự nhiên bằng kinh nghiệm sống tự nhiên của mình.

Các em có biểu tượng về phân số, làm toán, giải toán từ khi chưa học toán.
Không có trẻ em kém toán.
Ví dụ: Phép cộng trong phạm vi 5
Hoạt động của HS:
- Lấy 5 que tính, tách làm 2 phần tuỳ ý (4,1; 3,2; 2,3; 1,4).
- Nói 5 que tính gồm mấy qt gộp mấy qt?
(4 gộp 1; 3 gộp 2; 2 gộp 3; 1 gộp 4)
- Thay phép gộp bằng phép cộng, HS viết
(4 +1 = 5; 3 + 2 = 5; 2 + 3 = 5; 1 + 4 = 5)

Tìm 2 số biết tổng và hiệu của 2 số đó

HS hoạt động: chia băng giấy thành 2 phần, phần này hơn phần kia 2 cm
(làm thế nào để băng giấy chia đều 2 phần?)
- Gập đoạn 2 cm
- Gập đôi (ngắn)
- Mở đoạn 2cm
được đoạn dài

Tương tự chia cốc nước,một phần hơn 2cm; chia 7 cái kẹo, một phần hơn 3 chiếc.

Khái quát cách giải bài toán

Lấy tất cả trừ phần hơn; chia đôi phần còn lại được phần bé; phần bé cộng phần hơn bằng phần lớn.
Có : a + b = t ; a – b = h
Bước 1: a – b (tổng trừ hiệu)
Bước 2: Phần bé bằng (a – b ): 2
Bước 3: Phần lớn bằng (a – b) : 2 + h

Giải toán có lời văn
Đầu vào Hộp đen Đầu ra

Ngôn ngữ Đáp số
thông thường Toán Tính Kết quả

HCN : CD là 5 cm
CR là 3cm C = (5 + 3) x 2 Chu vi HCN: 16 cm
Chu vi HCN?
Biểu thức toán học
Bài toán đơn là BT giải bằng 1 bước tính; BT hợp là BT được giải bằng nhiều hơn 2 bước tính.
Giải toán hợp là đưa bài toán đã cho về những bài toán đơn đã biết; giải bài toán là đưa về việc giải những bài toán đơn
Đưa bài toán về bài toán đơn giản
Tìm 2 số biết tổng và hiệu, đưa về BT


Bài toán này gồm 3 bước tính, mỗi bước tính là một bài toán đơn
Tìm 2 số biết tổng và 2 số đó bằng nhau

Lấy tổng trừ hiệu (b1)
Chia đôi, được số bé (b2)
Số bé cộng phần hơn, được số lớn (b3).

Tích hợp trong dạy toán
Dạy học giải bài toán liên quan đến tỉ số nên bắt đầu từ các ví dụ thực tế:
Cho HS tự lập bảng ghi thời gian và quãng đường. Nhận xét khi thời gian gấp …thì quãng đường gấp …
Nếu biết qđ đi trong 1 giờ có thể tính được qđ đi trong bất cứ bao nhiêu giờ.
Ô tô đi 2 giờ được 90km. Hỏi q.đ ôtô đi trong 4 giờ?
1 giờ ôtô đi được: 90: 2 = 45(km)
4 giờ ôtô đi được: 45 x 4 = 180 (km)
Mua 12 q.v hết 24000đ. Hỏi mua 30 q.v hết ?
Mua 1 q.v hết : 24 000 : 12 = 2000(đ)
Mua 30 q.v hết: 2000 x 30 = 60 000 (đ)

Thuật toán: Chia 2 số ở phần cho, lấy kết quả nhân với số ở phần hỏi.
Chia 100kg gạo vào các loại bao:
5kg, 10kg, 20kg
Cho HS tự lập bảng
Nhận xét khi số kg gạo ở mỗi bao gấp lên bao nhiêu lần thì số bao giảm đi bấy nhiêu lần.
Bài toán thân thiện
Có 24 cái số kẹo

Nếu đem chia cho 1 người, 2 người, 4 người hoặc 8 người thì mỗi lần chia, mỗi người được bao nhiêu cái kẹo?

Chia cho nhiều người hay ít người thì mỗi người được nhiều kẹo hơn?

Số người tăng gấp bao nhiêu lần, thì số kẹo giảm gấp bấy nhiêu lần;

Số người giảm đi bao nhiêu lần, thì số kẹo tăng gấp bấy nhiêu lần.

Đắp nền nhà 2 ngày cần 12 người. Hỏi muốn đắp xong 4 ngày cần bao nhiêu người?
Muốn xong trong 1 ngày cần: 12 x 2 = 24 (người)
Muốn xong trong 4 ngày cần: 24 : 4 = 6 (người).

Có 120 người ăn được 20 ngày. Hỏi 150 người ăn được bao nhiêu ngày?
1 người ăn thì được: 20 x 120 = 2400 (ngày)
150 người ăn thì được: 2400 : 150 = 16 (ngày).

Thuật toán: Nhân 2 số ở phần cho, lấy kết quả chia cho số ở phần hỏi.
Dạy học toán
Các cấp độ vận dụng: phép cộng p.v 5
- Áp dụng trực tiếp: 1+ 4 = , 3 + 2 =, 4 + 1 =

- Vận dụng 4 + = 5 , 2 + = 5 , + 3 = 5

- Vận dụng sâu: + = 5.

+ Phát triển: + + = 5




Thay đổi hình thức diễn đạt





X 5
15
25
4
2
8
3
40
30
Thay đổi hình thức
Cộng theo hàng ngang
Cộng theo cột đứng
Cộng theo đường chéo


Tổ chức các hoạt động
Bán vé số : Lập các bảng nhân
Mua bánh cho lớp: Bài toán tỉ số
Ví dụ về các số
Số 1: Mặt trời, cô giáo, bảng đen.
Số 2: hai mắt, xe đạp hai bánh, đôi dép;
Số 3: Cánh quạt máy, cạnh biển báo GT
Só 4: Bàn 4 chân, con chó 4 chân, ôtô 4 bánh
Số 5 : Sao vàng 5 cánh, bàn tay 5 ngón, bông hoa 5 cánh.

Toán vui

Người đi câu, câu được 6 con cá mất đầu, 9 con cá mất đuôi, 8 con cá mất nửa. Được ?
Tám chia hai được mấy (4, 0, 3).
Hai tấm mía chia đôi được mấy tấm mía ?
Con gì càng to càng bé?
Con gì chân to hơn mặt?
Con gì càng dài càng to?
Tổng Gauxơ: 1 + 2 + 3 + … + 99 + 100
Môn Toán

Dạy số, các phép tính + Ý nghĩa, ứng dụng toán;
Yêu toán, thích làm toán
PPDH

PPGD (giáo dục TH)

PPDH cung cấp KT, KN
PPGD cung cấp KT, KN, TĐ, Niềm tin và Tình yêu với Toán học
Một số ví dụ
Môn Toán
Bài phép cộng trong phạm vi 5
HS đã biết phép cộng là thêm vào.
Mục tiêu: HS hình thành bảng cộng
1 + 4 = 5
2 + 3 = 5
3 + 2 = 5
4 + 1 = 5
Hoạt động của GV

1. Chia lớp thành các nhóm
(4 hs/nhóm);
2. Cho HS hoạt động nhóm;
Nhóm trưởng phân công: HS A lấy 1 qt, HS B lấy 2 que tính, HS C(D) lấy 3 (4) qt.

3. Giao nhiệm vụ: Bạn X có ? qt, phải thêm ? qt, để thành 5 qt (tương tự các HS khác).

4. GV gọi từng nhóm, nói các trường hợp thêm vào để thành 5 que tính (1 thêm 4 bằng 5, ..., 3 thêm 2 bằng 5, 4 thêm 1 bằng 5). Gọi 4 HS nhắc lại.
5. Cho HS, thay việc nói “thêm vào” bằng phép cộng, HS tự viết phép cộng.
1 + 4 = 5, 2 + 3 = 5,
3 + 2 = 5, 4 + 1 = 5.

6. Gọi 4 HS đọc lại các phép cộng, GV viết thành bảng cộng trên bảng; gọi HS đọc bảng cộng.
Nhận xét:
- Sau 6 HĐ, HS đã hình thành bảng cộng (tự làm bằng tay, nói cách làm, viết các phép tính ).
- GV là người thiết kế, tổ chức;
- HS tự làm việc theo hướng dẫn của GV (không nhồi nhét, không áp đặt).
PPDH môn TN – XH

Dạy HS biết quan sát, so sánh, nhận xét các hiện tượngTN, XH gần với cuộc sống thực để có được hành vi, thái độ đúng với môi trường tự nhiên và con người.
Học về Hệ tiêu hóa: biết ăn sạch, ăn chậm, nhai kĩ, không ăn đồ ôi, thiu.
Học về Hệ hô hấp: biết thở không khí trong lành, không chơi nơi khói bụi, không khí ô nhiễm, không ngạt nước.
Học về An toàn giao thông: biết đi đường an toàn, ngồi xe máy, đi xe đạp an toàn,…

Bài: Thực vật (lớp 3)

Chuẩn bị:
GV chọn nơi có nhiều cây cho HS quan sát;
Dự kiến chia nhóm (theo tổ).
I. Ngoài lớp (HS quan sát cây ngoài lớp)
1. Chọn loại 2 cây khác nhau, cho mỗi nhóm quan sát, nói tên các bộ phận của mỗi cây.
2. Nhóm bàn bạc, sắp xếp các bộ phận của cây theo thứ tự( trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên).
3. So sánh 2 cây có gì giống, khác nhau về hình dáng, kích thước.
(hình dáng, kích thước: khác; các bộ phận giống nhau)
II. Trong lớp (có thể ở ngoài lớp)
4. Gọi các nhóm báo cáo kết quả trước lớp:
- Các bộ phân của cây theo thứ tự tuỳ ý;
- Sự giống nhau, khác nhau về kích thước, hình dạng.
5. Gọi một số HS nhắc lại, ý kiến các nhóm.
6. GV nêu kết luận, gọi HS nhắc lại
- Cây cối có hình dạng, kích thước khác nhau;
- Mỗi cây thường có : rễ, thân, lá (hoa, quả).
7. Cho HS nhìn, nói về các cây trong SGK, và tên các cây không có trong SGK các em biết (HS càng kể được nhiều càng tốt).
8. Cho vẽ cây HS thích.
9. Nói tác dụng của cây (không bắt buộc).
Nhận xét:
+ HS tự quan sát;
+ So sánh, sự giống, khác nhau;
+ Liên hệ với đời sống, phát triển KT.
Dạy Âm nhạc
HS thích hát;
Hát to;
Hát rõ lời;
Biết Bài hát về chủ đề gì;
Tập hát ở nhà, ở lớp;
Thích nhất bài hát nào?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)