Giao an ly 7 cuc hay

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Chung | Ngày 02/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: giao an ly 7 cuc hay thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG I
QUANG HỌC
TUẦN 1 Bài 1, 2
TIẾT 1 NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG
VÀ VẬT SÁNG - SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
----((----
I – MỤC TIÊU: (SBT)
Nêu được điều kiện để nhận biết ánh sáng và nhìn thấy một vật. Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.
Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng và vận dụng định luật để ngắm các vật thẳng hàng. Nhận biết được ba loại chùm sáng song song, hội tụ, phân kì.
Giáo dục HS tính cẩn thận, trung thực.
I – CHUẨN BỊ Đối với mỗi nhóm HS:
- Một hộp kín trong đó dán sẵn một mảnh giấy trắng ; bóng đèn pin được gắn bên trong hộp như hình 1.2a SGK. Một đèn pin, pin, dây nối, công tắc.
- Một ống trụ thẳng 3mm và một ống trụ cong không trong suốt.
- ba cái đinh ghim hoặc kim khâu.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập .
Nếu một người không bị bệnh về mắt . Có khi nào mở mắt ra mà không nhìn thấy vật để trước mắt ?
Vậy khi nào ta nhìn thấy 1 vật ?
Aûnh chụp ở đầu chương cho biết trên miếng bìa viết chữ gì?
6 câu hỏi là vấn đề ta sẽ nghiên cứu và trả lời khi học xong Chương I .


HS suy nghĩ trả lời



Hoạt Động 2: Tìm hiểu điều kiện để nhận biết ánh sáng
- Khi nào mắt ta nhận biết được có ánh sáng?
- GV gợi ý cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi :


/. Nhận biết ánh sáng .
- Cả lớp đọc kĩ 4 trường hợp ở phần “ Quan sát và TN” bằng kinh nghiệm và quan sát của mình để trả lời câu hỏi. (Trường hợp 2 và 3)
- HS thảo luận nhóm ( trả lời C1( rút ra KL.
C1 : Đó là có ánh sáng truyền tới mắt ta.
+ KL: ………ánh sáng………

Hoạt động 3 : Tìm hiểu điều kiện để nhìn thấy một vật .
- Có phải lúc nào mắt ta cũng nhìn thấy vật không? Tại sao ban ngày chúng ta nhìn thấy vật mà ban đêm lại không nhìn thấy? Điều kiện để nhìn thấy một vật là gì?
- GV :Theo dõi hướng dẫn HS làm TN.
II/. Nhìn thấy một vật .

- HS làm TN 1.2a.,1.2b.
Các nhóm thảo luận ( trả lời C2 ( KL
C2 : Vì đèn chiếu sáng mảnh giấy và mảnh giấy hắt lại ánh sáng truyền tới mắt ta.
KL: ……..Aùnh sáng từ vật đó ………

Hoạt động 4: Phân biệt nguồn sáng với vật sáng .
Yêu cầu HS nhận xét sự khác nhau giữa dây tóc bóng đèn đang sáng và mảnh giấy trắng.
GV giới thiệu sự khác nhau giữa nguồn sáng và vật sáng.
III/.Nguồn sáng và vật sáng
Quan sát H.1.3 và trả lời C3( KL ( Thảo luận nhóm )
C3 : + Vật nào tự phát ra ánh sáng : dây tóc bóng đèn .
+ Vật nào hắt lại ánh sáng cho vật khác chiếu tới : mảnh giấy .
KL: +…….Phát ra……
+ …..hắt lại ……

Hoạt động 5: Tìm hiểu quy luật về đường truyền của ánh sáng .
- Quan sát , theo dõi các nhóm làm TN .

- Hướng dẫn HS thảo luận để rút ra kết luận.
- Thông báo: Trong các môi trường trong suốt và đồng tính như nước, thủy tinh,… ánh sáng cũng truyền theo đường thẳng. ( Định luật
IV/ Đường truyền của ánh sáng :
Các nhóm quan sát và làm TN H.2.1 ( trả lời C1 (bài 2) ( Kết luận .
C1: Theo ống thẳng
C2 : ( KL:……..thẳng ………
- HS phát biểu định luật và cho ví dụ.

Hoạt động 6: Giới thiệu tia sáng và chùm sáng .
* Qui ước đường truyền của ánh sáng : biểu diễn bằng một đường thẳng có đặt mũi tên , chỉ hướng truyền ánh sáng gọi là tia sáng.
- GV biểu diễn TN 2.4 để HS thấy đường truyền của ánh sáng.
* GV biểu diễn 3 loại chùm sáng

V./ Tia sáng và chùm sáng

- Quan sát và nhận xét .
- HS vẽ qui ước biểu diễn tia sáng :
S M
* HS quan sát và nêu đặc điểm của từng chùm sáng, trả lời C3
C3 : a) ………Không giao nhau ……..
b) ………Giao nhau……………..
c) ………Loè rộng ra …………

Hoạy động 7: Vận dụng và củng cố
GV
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Chung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)