Giao an lop 4

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Giang | Ngày 04/11/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: Giao an lop 4 thuộc Power Point

Nội dung tài liệu:

KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
Tiết: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- HS nắm được máy tính có thể làm được những gì, các bộ phận của máy tính?
- Biết được các dạng thông tin
2. Về kĩ năng
- HS có thể gọi tên các bộ phận của một máy tính để bàn
- HS có thể lấy ví dụ về 3 dạng thông tin cơ bản
3. Về thái độ
- Oân lại cho HS những kiến thức đã học.
- Truyền cho HS lòng yêu thích khi làm việc với máy tính, lòng ham muốn tìm tòi, khám phá máy tính.
- Yêu cầu HS có thái độ nghiêm túc khi làm việc với máy tính: Ngồi và nhìn đúng tư thế, hợp vệ sinh học đường, cầm chuột đúng cách.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh

1. Oån định
2. Bài cũ
3. Bài mới
- GV giới thiệu bài – ghi tựa
a. Hđ1: Khả năng của máy tính
- GV chia lớp thành 4 nhóm, cho các nhóm thảo luận về khả năng của máy tính


- GV nhận xét, kết luận:
+ Máy tính có khả năng làm việc nhanh, chính xác, liên tục và giao tiếp thân thiện với con người
+ Máy tính giúp con người trong nhiều việc: học tập, làm việc, giải trí, liên lạc.
b. Hđ2: Các dạng thông tin
- GV đặt câu hỏi: Có mấy dạng thông tin?

-Lấy ví dụ về 3 dạng thông tin đó?

- GVKL: Máy tính giúp con người xử lý và lưu trữ thông tin. Các dạng thông tin cơ bản gồm: văn bản, âm thanh và hình ảnh.
c. Hđ3: Các bộ phận của máy tính
- Một máy tính để bàn có mấy bộ phận quan trọng?



- GVKL: 1 máy tính thường có 4 bộ phận: màn hình, phần thân máy, chuột và bàn phím.
4. Củng cố bài
- GV gọi 1 đến 2 HS tóm tắt lại nội dung bài học.
- GV tóm tắt lần nữa.
- GD tư tưởng HS.
5. Dặn dò
- Dặn dò HS về học bài, làm bài tập trong SGK và chuẩn bị bài mới.



- HS nhắc lại

- Đại diện các nhóm lên trả lời: em có thể chơi game, nghe nhạc, nói chuyện với bạn bè, học vẽ, học toán…
- Các nhóm nhận xét







- HS trả lời: Có 3 dạng thông tin cơ bản: văn bản, âm thanh và hình ảnh
- HS lấy ví dụ: Tiếng trống trường, truyện, sách, biển báo giao thông…




- 1 máy tính để bàn có 4 bộ phận quan trọng:
1. Màn hình
2. Phần thân máy
3. Chuột
4. Bàn phím



- HS tóm tắt

- HS lắng nghe





















Tiết: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- HS biết được sự ra đời, tên gọi và những thông tin về máy tính điện tử đầu tiên
- HS nắm được chức năng của từng bộ phận của máy tính
2. Về kĩ năng
- HS có thể so sánh máy tính điện tử đầu tiên và máy tính bây giờ
3. Về thái độ
- Truyền cho HS lòng yêu thích khi làm việc với máy tính, lòng ham muốn tìm tòi, khám phá máy tính.
- Yêu cầu HS có thái độ nghiêm túc khi làm việc với máy tính: Ngồi và nhìn đúng tư thế, hợp vệ sinh học đường.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh về máy tính điện tử đầu tiên
- Máy tính
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh

1. Oån định
2. Bài cũ
3. Bài mới
- GV giới thiệu bài – ghi tựa
a. Hđ1: Máy tính xưa và nay
- GV treo tranh và giới thiệu về máy tính điện tử đầu tiên.
- So sánh máy tính điện tử đầu tiên và máy tính để bàn bây giờ?
- GVKL: Công nghệ chế tạo máy tính ngày càng phát triển, máy tính ngày càng có nhiều ưu điểm hơn. Tuy vậy, máy tính điện tử đầu tiên và máy tính hiện nay đều có chung đặc điểm: chúng có khả năng thực hiện tự động các chương trình.
b. Hđ2: Các bộ phận của máy tính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)