Giáo án liên môn: Cô Tô

Chia sẻ bởi trần thị thanh vân | Ngày 21/10/2018 | 200

Chia sẻ tài liệu: Giáo án liên môn: Cô Tô thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Mưa” ? Cảm xúc của em về bài thơ?

Dòng nào nói đúng nhất về nghệ thuật của bài thơ?
A. Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá, thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn và nhanh.
B. Sử dụng kết hợp giữa nhân hoá và so sánh, miêu tả.
C.Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá, thể thơ năm chữ tự nhiên.
D.Sử dụng nhân hoá, so sánh, hoán dụ, điệp từ.
KIỂM TRA BÀI CŨ
TRẠM HẢI ĐĂNG CÔ TÔ
TRẠM HẢI ĐĂNG CÔ TÔ
TRẠM HẢI ĐĂNG CÔ TÔ
Bãi biển Vàn Chải
Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm tại Khu 3, thị trấn Cô Tô
Bãi tắm Bác Hồ nằm ngay phía ngoài mặt vào của đảo

CÔ TÔ
TIẾT 107
NGUYỄN TUÂN
Nguyễn Tuân quê ở làng Mục thôn Thượng Đình xã Nhân Mục này là quận Thanh Xuân, Hà Nội.
+Bút danh: Tuấn Thừa Sắc, Thanh Hà, Nhất Lang…Ông là nhà văn nổi tiếng. Ông sáng tác rất nhiều thể loại: truyện ngắn, bút kí, tùy bút, phê bình văn học. Nhưng thành công nhất ở tùy bút. Ông được suy tôn là “ông vua tùy bút”.
+Phong cách nghệ thuật của ông gói gọn trong 1 chữ “ngông”. “Ngông” thể hiện ở chỗ nói năng, viết lách, cách sử dụng ngôn ngữ khác người nhưng tài hoa, uyên bác. Ông được coi là bậc thầy vì ngôn ngữ và phát triển nghệ thuật.
+Ông được nhà nước tặng giải thưởng HCM và văn học nghệ thuật
Đảo Cái Chiên
Cái Chiên là một hòn đảo nhỏ xinh đẹp thuộc địa phận huyện Hải Hà, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (cách Hà Nội khoảng 330 km). Đến nay đây vẫn còn là một hòn đảo khá hoang sơ với bãi cát dài trắng mịn, bao quanh là hàng phi lao xanh rì ngút tầm mắt. Với diện tích trên 500 ha rừng nguyên sinh, đây là nơi cư ngụ của rất nhiều loài chim, thú rừng.Để ra được hòn đảo xinh đẹp này, bạn phải di chuyển đến cảng Hải Hà, sau đó đi thuyền khoảng 30 – 40 phút là ra đến đảo Cái Chiên, hoặc bạn cũng có thể đi cano hay xuồng máy để rút ngắn bớt khoảng thời gian.Cái Chiên nay đã được kéo điện và làm đường bê tông nên mọi sinh hoạt trên đảo cũng không còn khó khăn như trước.
BỐ CỤC
Phần 1: Vẻ đẹp Cô Tô sau cơn bão.
Phần 2:Cảnh mặt trời mọc trên biển.
Phần 3: Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo.
THẢO LUẬN NHÓM
? Qua những chi tiết.hình ảnh miêu tả Cô Tô sau cơn bão hãy tìm và chỉ ra những biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn?
? Qua đó em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả?
?Qua ngòi bút miêu tả của tác giả con thấy bức tranh thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão thế nào?
CỦNG CỐ
CÔ TÔ THÀNH PHỐ TƯƠNG LAI
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
* Bài cũ:
- Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Làm bài tập phần luyện tập, đọc phần đọc thêm
- Vẽ một bức tranh về vùng đảo Cô Tô theo sự tưởng tượng của em.
* Bài mới:
- Chuẩn bị tiếp tiết 2 ( Tiết 108 theo PPCT) Cô Tô:
- Đọc tiếp phần còn lại của văn bản và phân tích được cảnh mặt trời mọc trên đảo: Vào thời gian, không gian nào? Được tác giả miêu tả qua những hình ảnh nào? Nghệ thuật và tác dụng?
- Cảnh sinh hoạt trên đảo diễn ra như thế nào? (Địa điểm ở đâu? Hoạt động của con người ra sao? Ý nghĩa?)
- Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản Cô Tô?
- Nêu cảm nhận của em về tác giả.
- Em học tập được điều gì sau khi học xong văn bản?
- Sưu tầm những bài hát, bài thơ, video về đảo Cô Tô.
HẾT TIẾT 1
KIỂM TRA BÀI CŨ
? Em hãy phân tích vẻ đẹp Cô Tô sau cơn bão? Nêu cảm nhận ban đầu của em về Cô Tô?
- Sau cơn bão: Cảnh vật trong trẻo, sáng sủa.
+Bầu trời: trong sáng. Cây cối : xanh mượt. Nước biển: lam biếc, đậm đà. Cát: vàng giòn hơn .Cá: càng thêm nặng.
Nghệ thuật:
+Quan sát, lựa chọn và miêu tả các hình ảnh tiêu biểu.
+ Sử dụng ngôn từ tinh tế, điêu luyện như tính từ chỉ màu sắc: xanh (mượt), vàng (giòn), lam ( biếc), đặm đà – cảm nhận được bằng cả thị giác, vị giác.
- Bức tranh Cô Tô đẹp trong sáng, tinh khôi.
THẢO LUẬN NHÓM
?Tác giả miêu tả cảnh mặt trời mọc vào thời gian nào?
?Cách đón mặt trời mọc của tác giả diễn ra như thế nào? Có gì đặc biệt trong cách đón nhận này?
?Tại sao tác giả lại dùng từ “ Rình” mà không dùng các từ như “ ngắm, trông, đợi” ?
THẢO LUẬN NHÓM
?Không gian cảnh mặt trời mọc được miêu tả như thế nào,qua biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
?Cảnh mặt trời được miêu tả như thế nào và qua biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn văn này? Tác dụng ?
? Cảm nhận của em về khung cảnh đó ra sao?
Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo Cô Tô
THẢO LUẬN NHÓM
?Cảnh sinh hoạt trên đảo diễn ra như thế nào?
?Trong bức tranh sinh hoạt ấy tác giả khắc họa hình ảnh vợ chồng anh Châu Hòa Mãn. Điều đó có dụng ý gì?
?Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn này ?
?Qua đoạn văn em thấy tác giả đã thể hiện tình cảm của mình như thế nào ?
Cô Tô có tên cổ là Chàng Sơn (Núi Chàng), từ lâu đời đã là nơi cư trú ngụ của thuyền bè ngư dân Vùng Đông Bắc.
Năm 1832, Nguyễn Công Trứ với cương vị Tổng Đốc Hải An (Hải Dương - An Quảng) đã xin triều đình cho thành lập làng xã, cắt cử người cai quản. Làng đầu tiên ở đây được Nguyễn Công Trứ đặt là làng Hướng Hoá. Ít lâu sau, nhà Nguyễn cho thu thuế và lập đồn Hướng Hoá canh phòng giặc biển. Dân cư đông dần, tất cả đều là người gốc nhiều dân tộc thiểu số ở vùng ven biển Quảng Đông, Phúc Kiến và đảo Hải Nam phiêu bạt đến.Thời Pháp thuộc, Cô Tô là một tổng có năm xã (Đông giáp, Nam giáp, Tây giáp, Bắc giáp, Trung giáp) thuộc châu Hà Cối phủ Hải Đông tỉnh Hải Ninh. Đầu năm 1954, Cô Tô là xã thuộc huyện Móng Cái, sau đó là hai xã đặc biệt trực thuộc tỉnh. Từ 1964, hai xã đã được sát nhập vào huyện Cẩm Phả.Năm 1994, chính phủ đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn đồng thời tách quần đảo Cô Tô gồm hai xã Thanh Lân, Cô Tô thành lập huyện Cô Tô.
Cô Tô đảo xa
?Dòng nào nói đúng nhất về nghệ thuật của văn bản Cô Tô?
A.Ngôn ngữ điêu luyện, miêu tả tinh tế, chính xác và giàu hình ảnh cảm xúc với những so sánh táo bạo,bất ngờ.
B. Nghệ thuật nhân hoá, so sánh tinh tế.
C.Ngôn ngữ điêu luyện, miêu tả tinh tế, nhân hoá táo bạo,bất ngờ.
D. Cả 3 ý trên.
CỦNG CỐ
+ Nhóm 1:
Sau khi học xong văn bản Cô Tô các em thấy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ cảnh quan, môi trường biển đảo Cô Tô? (Nêu các giải pháp, đề nghị với các cơ quan ban ngành, lãnh đạo địa phương, bản thân em thấy mình cần phải làm gì…?

+Nhóm 2:
Vẽ tranh về đề tài Cô Tô

+Nhóm 3:
Đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, em sẽ giới thiệu với khách tham quan những gì về Cô Tô ( Viết dưới dạng một bài văn giới thiệu về Cô Tô)
Trong thời gian vừa qua, em đã đạt kết quả cao trong học tập. Phần thưởng bố mẹ dành cho em là một chuyến tham quan đảo Cô Tô.Dựa vào văn bản “Cô Tô” của nhà văn Nguyễn Tuân kết hợp với trí tưởng tưởng của bản thân, em hãy vẽ một bức tranh về vùng đảo này.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
* Bài cũ:
- Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Làm bài tập phần luyện tập.
- Vẽ một bức tranh về vùng sông nước Cô Tô.
- Sưu tầm một bài thơ viết về đảo Cô Tô.
* Bài mới:
- Soạn bài: Cây tre Việt Nam:
- Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Trả lời câu hỏi đọc hiểu văn bản, cụ thể:
+ Nêu đại ý của bài văn
+ Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn
+ Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của cây tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày.
+ Tìm các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài và nêu tác dụng.
+ Cây tre có vị trí như thế nào đối với cuộc sống của người dân Việt Nam nói chung và trong cộng cuộc phát triển đất nước ta hiện nay.
+ Qua bài văn em thấy được những vẻ đẹp, phẩm chất gì của cây tre? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?
+ Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Chuẩn bị học tiết sau: So sánh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần thị thanh vân
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)