Giáo án Lịch sử từ (Tiết 1-15)

Chia sẻ bởi Lê Công Hợp | Ngày 11/05/2019 | 331

Chia sẻ tài liệu: Giáo án Lịch sử từ (Tiết 1-15) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần: 1 Ngày soạn: ……………………
Tiết: 1 Ngày dạy: …………………….
PHẦN MỘT
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Bài 1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
(Thời Sơ Kì-Trung Kì Trung Đại)
I / Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.
- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến” đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.
- Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa kinh tế lãnh địa và nền kinh tế trong thành thị trung đại.
2. Tư tưởng :
Học sinh nhận thức được sự phát triển hợp qui luật của xã hội loài người đi từ xã hội chiếm hữu nô lệ lên xã hội phong kiến.
3. Kĩ năng :
Rèn kĩ năng xác định vị trí các quốc gia PK Châu Âu trên bản đồ. Vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ XHCHNL đến XHPK.
II / Thiết bị :
- Một số tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa PK và thành thị trung đại.
- Bản đồ Châu Âu PK, bản đồ các quốc gia cổ đại cùng các tư liệu về kinh tế, chính trị, xã hội trong lãnh địa.
III / Tiến trình tổ chức tiết dạy :
1. Ổn định : Kiểm tra điều kiện học tập.
2. Bài cũ :
3. Bài mới :
Lịch sử xã hội loài người đã phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn từ XHCXNT đến CHNL đến XHPK….Quá trình đi lên từ CHNL đến XHPK của loài người nói chung và của Châu Âu nói riêng như thế nào ?
TG
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung


a. Mục tiêu: HS nắm được quá trình hình thành xã hội và các giai cấp trong XHPK Châu Âu.
b. Nội dung:
1. Sự hình thành xã hội phong kiến Châu Âu :



GV: Dùng bản đồ các quốc gia cổ đại Châu Âu để củng cố kiến thức lịch sử thế giới cổ đại ở Châu Âu cho hs.
Trình bày sự phát triển của các quốc gia cổ đại Châu Âu.







? : Người Giecman tiến vào các quốc gia cổ đại phương Tây vào thời gian nào và nhằm mục đích
gì ?




HS:
- Cuối thế kỉ V, người Giecman tiêu diệt các quốc gia cổ đại …


? : Sau khi tiêu diệt các quốc gia cổ đại xong (trong đó Rôma) thì người Giecman đã thiết lập những gì trên các quốc gia họ mới chiếm được ?



HS:
 …lập nhiều vương quốc mới.


? : Hãy kể tên và xác định vị trí của các vương quốc mới trên bản đồ ?




HS: Xác định trên lược đồ.



GV: Mở rộng thêm cho hs về các vương quốc mới sau này phân chia thành những quốc gia hiện đại nào.



? : Ngoài việc lập nên các quốc gia phong kiến trên các vùng đất mới chiếm được người Giecman còn làm những gì và nó có ảnh hưởng như thế nào đến xã hội phương Tây lúc bấy giờ ?



HS: Hoạt đông nhóm.
- Xã hội : Chia ra hai giai cấp Nông nô và lãnh chúa.


GV: Nhận xét kết luận:



? : Cho biết nguồn gốc và đời sống của các tầng lớp mới trong xã hội



HS: SGK.



? : Từ hai dấu hiệu vừa ghi thì ta có thể kết luận được điều gì ?



HS:
=> XHPK Châu Âu đã xuất hiện.


a. Mục tiêu: HS nắm được khái niệm lãnh địa phong kiến và cách tổ chức xây dựng, đời sống, kinh tế ở đây.
b. Nội dung:
2. Lãnh địa phong kiến :



? : Lãnh địa phong kiến là gì ?



HS:
- Là vùng đất rộng lớn của các lãnh chúa,…


GV: Dùng hình 1 cho học sinh quan sát kết hợp vói đọc đoạn in nghiêng nói về lãnh địa PK.



? : Trong lãnh địa PK người ta xây dựng những gì ?



HS: Quan sát hình trả lời.
 …trong đó có lâu đài, thành quách.


? : Đời sống trong lãnh địa như thế nào ?



HS:
- Đời sống :
+ Lãnh chúa: Đẩy đủ, xa hoa.
+ Nông nô: Nghèo đói, cực khổ dẫn đến chống lãnh chúa.


GV: Mở rộng so sánh với “điền trang”, “thái ấp” ở Việt Nam.



GV: Giới thiệu đặc điểm kinh tế của lãnh địa.
- Kinh tế: Tự cấp tự túc.


a. Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân xuất hiện, đặc trưng và tác dụng của thành thị trung đại.
b. Nội dung:
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại :



GV: Nêu vai trò của lãnh địa



HS: Đọc đoạn in nghiêng.



GV: Nêu hình thức hoạt động kinh tế mới của XHPK Châ Âu.



? : Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào ?



HS:
- Cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển và chu cầu mua bán tăng
thành thi trung đại


GV: Cho hs xem hình 2.



? : Trong thành thi trung đại diễn ra các hoạt động gì ?



HS:



? : Trong thành thị người ta xây dựng những gì ?



HS:
- Bộ mặt thành thị: Có phố xá, nhà cửa……



? : Cư dân của thành thị gồm những tầng lớp nào, họ làm gì để sống ?



HS:
- Tầng lớp: Thị dân (thợ thủ công và thương nhân).



? : Thành thị xuất hiện có tác dụng như thế nào đến XHPK phương Tây ?



HS:
=> Thúc đẩy XHPK Châu Âu phát triển.


GV : Mở rộng các hoạt động của thành thị.



HS: Hoạt động nhóm ở câu hỏi cuối bài.



GV: Nhận xét kết luận:
- Do sản xuất phát triển và nhu cầu mua bán tăng đồng thời nhằm thoát khỏi sự kìm kẹp của các lãnh chúa.
- Kinh tế lãnh địa sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp không trao đổi mua bán, còn thành thị trung đại hoạt động kinh tế chủ yếu là mua bán.




IV / Củng cố :
1/- Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Roma, người Giecman đã tiến hành làm gì ?
a. Lập các vương quốc mới của họ.
b. Chiếm ruộng đất chia cho các tướng lĩnh, quý tộc.
c. Đặt quan hệ ngoại giao với Rôma.
d. Giao lưu buôn bán với Rôma.
2/- Phân biệt sự khác nhau giữa xã hội cổ đại và xã hội PK ?
3/- Những hoạt động trong lãnh địa PK là ?
a. Xây dựng pháo đài, hào sâu, dinh thự, nhà kho, chuồng trại.
b. Nông nô cày cấy, không phải đóng góp gì cho lãnh chúa.
c. Lãnh chúa suốt ngày tiệc tùng, hội hề, săn bắn.
d. Nông nô bị đối xử tàn tệ, nổ ra các cuộc đấu tranh chống lãnh chúa.
V / Dặn dò :
- Học thuộc bài cũ, xem trước bài mới.
- Sưu tầm tư liệu cho tiết sau.
BỔ SUNG
Tuần: 1 Ngày soạn: ……………………
Tiết: 2 Ngày dạy: …………………….
Bài 2. SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN
VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU

I / Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, một trong những nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho sự hình thành quan hệ sản xuất TBCN.
- Qua trình hình thành qua hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng XHPK Châu Âu.
2. Tư tưởng :
- Thấy được tính tất yếu của qui luật lịch sử.
- Mở rộng thị trường giao lưu buôn bán giữa các nước là tất yếu.
3. Kĩ năng :
Rèn kĩ năng quan sát bản đồ và khai thác các tranh ảnh lịch sử.
II / Thiết bị :
Bản đồ thế giới, tranh ảnh về nhãng nhà phát kiến địa lí, tàu thuyền, bản đồ các cuộc phát kiến địa lí.
III / Tiến trình tổ chức tiết dạy :
1. Ổn định : Kiểm tra điều kiện học tập.
2. Bài cũ :
- Cuối thế kỉ V trong xã hội Châu Âu có sự biến đổi gì ? Vì sao ?
- Nêu các đặc điểm của lãnh địa PK ?
- Tại sao nói thành thị trung đại thúc đẩy XHPK phát triển ?
3. Bài mới :
Các thành thị trung đại ra đời thúc đẩy sản xuất phát triển, vì vậy yêu cầu về thị trường được đặt ra. Nền kinh tế hàng hóa phát triển đã dẫn đến sự suy vong của chế độ PK sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.
TG
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung


a. Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí và một số cuộc phát kiến lớn.
b. Nội dung:
1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí :



? : Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là gì ?



HS:
- Nguyên nhân:
+ Giữa thế kỉ XV sản xuất phát triển.
+ Cần nguyên liệu, thị trường.


? : Các cuộc phát kiến được tiến hành trong điều kiện khoa học kĩ thuật ra sao ?



HS:
- Điều kiện: Khoa học kĩ thuật tiến bộ (có tàu lớn, la bàn…).


HS: Quan sát miêu tả hình 3 SGK.



GV: Mở rộng cho hs.



? : Ở giai đoạn này có những cuộc phát kiến địa lí lớn nào ?



HS:
- Các cuộc phát kiến lớn:
+ Va-xcô đơ Ga-ma.
+ Cô-lôm-bô.
+ Ma-gien-lan.


GV: Treo lược đồ hành trình của các nhà phát kiến địa lí lớn lên bảng.



? : Học sinh hãy xác định hành trình của các nhà phát kiến lớn vừa nêu tên ?



HS: Xác định trên lược đồ hành trình của các nhà thám hiểm lớn này.



GV: Mở rộng thêm về diễn biến các cuộc hành trình kết hợp giới thiệu chân dung của các nhà thám hiểm nổi tiếng này



? : Những chuyến đị này đã thu được những kết quả gì ?



HS:
- Kết quả:
+ Tìm ra những con đường và vùng đất mới.
+ Có nguồn nguyên liệu mới, quí.
+ Mở rộng thi trường, tư sản Châu Âu thu được món lời khổng lồ.


GV: Mở rộng cho học sinh biết món lợi khổng lồ mà tư sản Châu Âu thu được như thế nào.



? : Các cuộc phát kiến địa lí có ý nghĩa gì ?



HS: Hoạt động nhóm.



GV: Nhận xét kết luận: Đây là cuộc cách mạng về giao thông vân tải và tri thức nó thuác đẩy thương nghiệp phát triển.



a. Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân và quá trình hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.
b. Nội dung:
2. sự hình thành chủ nghĩa tư bản :


? : Quý tộc và thương nhân Châu Âu tích lũy vốn và giải quyết nhân công bằnng cách nào ?



GV: Giới thiệu cách thức tích lũy của tư sản Châu Âu lúc này



? : Quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy như trên đã tạo ra cái gì cho tư sản Châu Âu ?



HS:
- Tích lũy tư bản nguyên thủy hình thành tạo vốn và người làm thuê.


? : Vì sao quý tộc PK không tiếp tục sử dụng nông nô để lao động ?



HS: Hoạt động nhóm.



GV: Kết luận: vì lao động da đen có lợi hơn.



? : Với nguồn vốn và nhân công có được quý tộc và thương nhân Châu Âu đã làm gì ?



HS: Dựa vào SGK trả lời.



? : Những việc làm đó để lại hậu quả gì trên lĩnh vực kinh tế ?



HS:
- Hậu quả:

+ Kinh tế: Kinh doanh tư bản ra đời ( lập xưởng, công ty thương mại…).


? : Những việc làm đó để lại hậu quả gì trên lĩnh vực xã hội ?



HS:
+ Xã hội: Giai cấp vô sản và tư sản ra đời.


? : Cuộc sống của vô sản và tư sản như thế nào ?



HS: Dựa vào SGK trả lời.



GV: Mở rộng điều kiện lao động của giai cấp vô sản.



? : Khi tư sản ra đời thì quan hệ giữa họ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Công Hợp
Dung lượng: | Lượt tài: 12
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)