Giáo án lịch sử lớp 7 cả năm

Chia sẻ bởi Khanhphungthi Van | Ngày 10/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: giáo án lịch sử lớp 7 cả năm thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 18/8/2011

PHẦN I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Tiết 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU ( THỜI SƠ, TRUNG KÌ TRUNG ĐẠI )

I.MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
1.Kiến thức: Giúp HS hiểu được quá trình hình thành,cơ cấu xã hội của XHPK Châu Âu.Hiểu được một số khái niệm:Lãnh địa phong kiến,thành thị trung đại.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ Châu Âu đẻ xác định vị trí các quốc gia phong kiến
3.Thái độ: HS có thái độ đánh giá đúng đắn với giai cấp lãnh chúa và nông nô.
II. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận,đàm thoại.
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Bản đồ Châu Âu thời phong kiến.
2. Học sinh: Sgk
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định tổ chức (1p)
Ngày giảng
 Tiết
 Lớp
 Ghi chú











2. Kiểm tra bài cũ (3p):Kiểm tra điều kiện học tập của học sinh
3. Bài mới (35p):

T/gian
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS+ghi bảng

15p











10p







10p
Y/c HS đọc sgk

-Khi vào lãnh thổ Rôma,người Giecmanh đã làm gì?
-Những việc làm ấy khiến xã hội Pương tây thay đổi như thế nào?
-Lãnh chúa và nông nô có quan hệ như thế nào?


-Em hiểu thế nào là lãnh địa phong kiến?
-Em hãy miêu tả vài nét về lãnh địa phong kiến?
_Trình bày đời sống sinh hoạt trong các lãnh địa?



-Vì sao các thành thị trung đại ra đời?



-Cư dân thành thị gồm những ai?
-Thành thị ra đời có ý nghĩa ntn?
1.Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.
-Cuối thế kỉ V người Giecmanh tiêu diệt các quốc gia cổ đại thực hiện quá trình phong kiến hoá
-Tướng lĩnh,quí tộc được chia ruộng đất, phong tước vị.Từ đây,bộ máy nhà nước chiếm nô sụp đổ,các tàng lớp mới xuất hiện (lãnh chúa và nông nô), xã hội phong kiến hình thành.


2.Lãnh địa phong kiến.
-Là những vùng đất đai rộng lớn mà các quí tộc chiếm được, có lâu đài, thành quách do lãnh chúa làm chủ
-Lãnh chúa:giàu có, xa hoa.
-Nông nô:đói nghèo, khổ cực, bị bóc lột.Vì vậy họ nổi dậy chống lại lãnh chúa

3.Sự xuất hiện các thành thị trung đại.
-Cuối thế kỉ XI sản xuất phát triẻn,hàng hoá dư thừa được đưa đi trao đổi, buôn bán ở những nơi đông người, từ đó lập ra các thị trấn về sau trở thành các thành thị.
-Cư dân thành thị chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.
-Thúc đẩy sự phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu.


4. Củng cố bài học(2p)
GV hệ thống nội dung cơ bản của bài học.
5. Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà(2p)
HS học bài theo câu hỏi sgk,xem trước bài 2.
V. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………













Ngày soạn: 18/8/2011

Tiết 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU

I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được nguyên nhân, hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý và quá trình hình thành quan hệ sản xuất TBCN ở Châu Âu.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử.
3 Thái độ: HS có thái độ dánh giá đúng đắn bản chất của XHPK và XHTB.
II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề,đàm thoại,vấn đáp.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bản đồ thế giới
2. Học sinh: Sgk
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức(1p)
Ngày giảng
 Tiết
 Lớp
 Ghi chú











2. Kiểm tra bài cũ(10p)
-Em hãy trình bày quá trình hình thành XHPK ở Châu Âu?
-Hãy nêu những hiểu biết của em về lãnh địa phong kiến?
3. Bài mới(30p)

T/
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khanhphungthi Van
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)