Giáo án lịch sử 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Sa | Ngày 10/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: giáo án lịch sử 9 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

NS:8-10-
Tuần 8- Tiết 8 Bài 7 


I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm vững một cách khái quát tình hình các nước Mĩ- Latinh sau chiến tranh TGII
Nắm được những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Mĩ- Latinh, đặc biệt là thắng lợi của cuộc cách mạng Cu Ba.
Nắm được những thành tựu về mọi mặt của nhân dân Cu Ba: Kinh tế, văn hoá, giáo dục. Đồng thời hiểu được mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, sự giúp đỡ giữa Việt Nam và Cu Ba.
2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ
Giúp HS thấy được cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân Cu Ba và những thành tựu Cu Ba đạt được về mọi mặt, từ đó thêm quí trọng khâm phục nhân dân Cu Ba.
Thắt chặt hơn nữa tinh thần đoàn kết hữu nghị, tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước Việt Nam- Cu Ba.
3. Kĩ năng
Rèn cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ và tranh ảnh: Xác định vị trí các nước Mĩ- Latinh trên lược đồ, khai thác chân dung của lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô, các thao tác tư duy: nhận định đánh giá, phân tích, lập bảng biểu.
II/ THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bản đồ châu Mĩ và Mĩ- Latinh
Tranh ảnh về lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô, đất nước, con người Cu Ba và các nước Mĩ- Latinh.
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
? Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu phi từ 1945 đến nay? Hiện nay các nước châu Phi đang gặp khó khăn gì trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế xã hội

2. Giới thiệu bài mới (1’)
HS xem một số hình ảnh về các nước Mĩ la tinh. Năm 1492, C.Cô lông tìm được đường đến châu Mĩ và đến năm 1500 thì thực dân TBN đã xâm chiếm hầu hết các nước ở trung và Nam châu Mĩ. Phong trào đấu tranh của nhân dân các nước này đã diễn ra ntn? đặc điểm riêng của phong trào ở khu vực này so với châu Á, Phi có gì khác? Tình hình hiện nay ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
3.Dạy và học bài mới (36’)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
DUNG GHI


động 1: ( Cá nhân) 5’
-Trước hết GV cho Hs lên xác định trên bản đồ về Mĩ- Latinh trên cơ sở chuẩn bị ở nhà các em giới thiệu về Mĩ- Latinh
-GV xác định lại khu vực Mĩ- Latinh dài từ Mê hi Cô ở Bắc Mĩ đến Nam Mĩ có diện tích trên 20 triệu Km2 với dân số 509 triệu người (1999)
? Vì sao gọi là các - Latinh ( bao gồm trung và Nam Mĩ nói ngữ hệ và chịu ảnh hưởng của văn hoá La tinh . Các nước này vốn là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Pháp, Hà Lan)
HS quan sát trên lược đồ. Em có nhận xét gì về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí của châu Mĩ la tinh?
Nhìn trên bản đồ chúng ta dàng nhận thấy Mĩ- Latinh là một khu vực rộng lớn của châu Mĩ được 2 đại dương bao bọc với con kênh đào Pa-na-ma xuyên ngang qua Đại Tây Dương – Thái Bình Dương rút ngắn khoảng cách đi lại. Nơi đây giàu tài nguyên thiên nhiên: Nông lâm, khoáng sản, khí hậu ôn hoà.
Gv nhấn mạnh: Có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi và vị trí chiến lược quan trọng-> ngay từ rất sớm Mĩ- Latinh đã trở thành miếng mồi của CNTD.

nét chung về đặc điểm chính trị và kinh tế ở các nước ...ntn từ trước và sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay ......
động 2: (nhóm) 10’
Theo em đặc điểm chính trị của Mĩ- Latinh từ thập niên đầu thế kỉ XIX đến trước chiến tranh thế giới II như thế nào?( giành độc lập ở thập niên đầu của thế kỉ XIX-> trở thành sân sau của đế quốc Mĩ)
Gv: Đến đầu thế kỉ XIX, các nước thuộc địa của TBN đều giành được độc lập nhưng sau đó bị ANH, Pháp, Đức, Hà Lan rồi Mĩ xâm lược thống trị.
Em hiểu thế nào là “sân sau (Mĩ độc quyền chiếm Mĩ- Latinh, biến Mĩ- Latinh thành bàn đạp, chỗ dựa vững chắc của Mĩ trong chính sách bành trướng xâm lược thế giới)
Dựa vào đâu để Mĩ biến khu vực Mĩ la
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Sa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)