Giáo án lịch sử 7 tuần 9

Chia sẻ bởi Vi Văn Học | Ngày 10/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: giáo án lịch sử 7 tuần 9 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 12/10/2012
Ngày giảng: 16/10/2012
Chương II: Nước Đại Việt thời Lý (Thế kỉ XI-XII)
Tiết 14. Bài 10
Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được: Các chính sách của nhà Lý để cai trị đất nước: dời đô về Thăng Long, đặt tên nước là Đại Việt, chia lại đất nước về mặt hành chính, tổ chức lại bộ máy chính quyền trung ương và địa phương, xây dựng luật pháp chặt chẽ, quân đội vững mạnh.
2. Kĩ năng:
- Phân tích và nêu ý nghĩa các chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước của nhà Lý.
- Rèn luyện kĩ năng đánh giá công lao các nhân vật lịch sử.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
- Học sinh có thái độ đúng đắn về pháp luật- là cơ sở cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: - SGK, SGV, Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống ( 981).
- Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý.
Học sinh: SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.
III. hoạt động dạy học :
1.Ôn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu sự phát triển của nền kinh tế tự chủ dưới thời Đinh – Tiền Lê?
3. Bài mới: Vào đầu thế kỉ XI, nội bộ Tiền Lê lục đục, vua Lê không cai quản được đất nước. Nhà Lý thay thế, nước ta có những đổi thay gì, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung

Hoạt động cá nhân, cả lớp.
GV: Nhà Lý thành lập trong hoàn cảnh nào?
HS: …Nhà Tiền Lê chấm dứt.
GGV: Lê Long Đĩnh là ông vua như thế nào?
HS: Tàn bạo , mắc bệnh trĩ, nhân dan oán ghét…
- HS đọc đoạn in nghiêng trong SGK.
GV: Sau khi Lê Long Đĩnh chết quan lại đã tôn ai lên làm vua?
HS: Lý Công Uốn lên ngôi.
GV: Vì sao Lý Công Uẩn lại được tôn lên làm vua?
HS: Ông là người có học , có đức và có uy tín.
GV: Sau khi lên ngôi vua , ông đã làm gì?
- Gv sử dụng lược đồ kháng chiến chống Tống (981) chỉ vị trí Hoa Lư - Đại La (Thăng Long).
GV: Vì sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Đại La và đổi tên Thăng Long? HS: Vì đây là địa thế thuận lợi và là nơi hội tụ của bốn phương.
GV: Việc dời đô về Thăng Long nói lên ước nguyện gì của cha ông ta?
HS: ( Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh. Thể hiện ý chí tự cường của đân tộc. Và thực sự vào thời Lý, kinh thành Thăng Long vừa là kinh đô cường thịnh, vừa là thành thị có quy mô buôn bán sầm uất.
- Hs đọc phần chữ nhỏ(SGK).
- Gv dùng “ Lược đồ kinh thành Thăng Long thế kỉ XI” giới thiệu về kinh thành Thăng Long.
GV: Bộ máy nhà nước thời Lý được xây dựng như thế nào?
HS theo dõi SGK vẽ sơ đồ bộ máy nhà n
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vi Văn Học
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)