Giao an lich su 7 tuần 29

Chia sẻ bởi Vi Văn Học | Ngày 10/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: giao an lich su 7 tuần 29 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 2/3/2013
Ngày dạy : /3/2013
Bài 24 51. khởi nghiã nông dân đàng ngoài
thế kỉ xviii
i. mục tiêu.
1. Kiến thức: Sự suy tàn mục nát của chế độ phong kiến đàng ngoài đã kìm hãm sự phát triển của sức sản xuất, đời sống nhân dân khổ cực, đói kém, lưu vong.
-Phong trào nông dân khởi nghĩa chóng lại nhà nước phong kiến, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Nguyến Hữu Cầu, Hoàng Công CHất
2.Tư tưởng - Thấy sức mạnh quật khởi của nông dân Đàng Ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân ta.
3. Kĩ năng: Đánh giá hiện tượng đấu tranh giai cấp thông qua các tư liệu về phong trào nông dân.
* Trọng tâm: Mục 2
II. phương tiện dạy học.
- Sưu tầm tư liệu.
III. hoạt động dạy học
1. định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:.
- Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt

Học sinh đọc SGK.
? Em có nhận xét gì về chính quyền phong kiến Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII.
- Học sinh đọc phần in nghiêng.
Giáo viên nhấn mạnh thêm.
?Chính quyền phong kiến mục nát dẫn đến hậu quả gì.
Giáo viên nhấn mạnh:Đây là nét đen tối trong bức tranh lịch sử nửa sau thế kỉ XVIII
? Trước cuộc sống cực khổ như vậy nhân dân có thái độ như thế nào/
Giáo viên đưa lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nông dân
? Nhìn trên bản đồ em có nhận xét gì về phong trtào khởi nghiã của nông dân ở Đàng Ngoài.
? Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của ai
- Gọi học sinh tường thuật lại hai cuộc khởi nghĩa theo SGK.
? Kết quả cuối cùng của các cuộc khởi nghĩa.
? Nguyên nhân thất bại.
Các cuộc khởi nghĩa nổ ra rời rạc, không liên kết thành một phong trào rộng lớn.
? ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài.
1. Tình hình chính trị
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền vua Lê
- Chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc, vung phí tiền của, binh lính ra sức đục khoét nhân dân.
- Quan lại địa chủ ra sức ]ớ đoạt Rđ nông dân-> sản xuất nông nghiệp đình đốn, thiên tai hạn hán liên miên, công thương nghiệp sa sút. -> bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân.

2.Những cuộc khởi nghĩa lớn
- Lan rộng khắp đồng bằng và miền núi

- Tiêu biểu có khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất.


*Kết quả: Đều thất bại.



*ý nghĩa:Làm chính quyền phong kiến họ Trịnh bị lung lay.
- Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc.
- Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân.

4.Củng cố :
Vì sao thế kỉ XVI-XVII diễn ra nhiều cuộc nổi dậy của nông dân?
Chỉ địa điểm các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ?
Các cuộc khởi nghĩa có tác đông nhhư thế nào tới xã hội nước ta thời bấy giờ?
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: HS đọc trước bài 25, học tốt bài cũ.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vi Văn Học
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)