Giáo án Lịch Sử 7 tuần 20 chuẩn

Chia sẻ bởi Trần Nhật Lam | Ngày 11/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Giáo án Lịch Sử 7 tuần 20 chuẩn thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần:
20
Soạn:
15-01-2006

Tiết:
39
Giảng:
20-01-2006


BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN
( 1418 – 1427 )
Mục tiêu bài hoc:
Về Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu :
- Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của khởi nghĩa Lam Sơn : chiến thắng Tốt Động – Chúc Động và chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang .
- Ý nghĩa của những sự kiện đó đối với việc kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn .
Về tư tưởng:
- Giáo dục HS lòng yêu nước , tự hào về những chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta ở
thế kỉ XV
Về kỹ năng:
- Sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện
- Học diễn biến các trận đánh bằng lược đồ
- Đánh giá các sự kiện có ý nghĩa quyết định một cuộc chiến tranh .
II.Thiết bị dạy-học:
- Lược đồ trận Tốt Động – Chúc Động
- Lược đồ trận Chi Lăng – Xương Giang .
III.Phương pháp:
IV.Tiến trình dạy-học:
1.Bài cũ :
? Trình bày tóm tắt các chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối 1424 đến cuối 1425 ?
2. Bài mới: III.Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng ( cuối năm 1418 - cuối 1427 )

Hoạt động của GV-HS
Hoạt động 1:
Bước 1: Cho HS đọc SGK
Bước 2: GV chỉ lược đồ các vị trí Tốt Động – Chúc Động
Bước 3 : GVgiảng
Bước 4 :Đặt câu hỏi :
? Vì sao ta lại đặt phục binh ở Tốt Động – Chúc Động ?
? Tường thuật diễn biến các trận đánh ?
Bước 5: Giáo viên giảng
Bước 6 : Đặt câu hỏi :
? Vì sao được coi là có ý nghĩa chiến lược?
Bước 7: GV giảng
Bước 8 : GV kết luận .
Hoạt động 2:
Bước 1 : Cho HS đọc SGK
Bước 2 : GV giảng
Bước 3: Đặt câu hỏi :
? Liễu Thăng và Mộc Thạnh là những con người như thế nào ?
? Trước tình hình đó bộ chỉ huy nghĩa quân đã làm gì ?
Bước 4 : GV trình bày diễn biến trên lược đồ .
Bước 5: Đặt câu hỏi
? Tại sao ta tập trung tiêu diệt đạo quân của Liễu Thăng trước mà không tập trung lược lượng giải phóng Đông Quan ?
Bước 6: GV kết luận
Hoạt động 3 :
Bước 1 : Cho HS đọc SGK
Bước 2 : GV giảng
Bước 3 : Đặt câu hỏi :
? Tại sao cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi ?
? Ngoài tinh thần yêu nước đoàn kết của nhân dân , còn nguyên nhân nào làm cho cuộc kháng chiến thắng lợi ?
? Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa gì ?
Bước 4 : GV giảng
Bước 5 : GV kết luận
Kiến thức cơ bản:
1.Trận Tốt Động-Chúc Động
( cuối 1427) :
a. Diễn biến : ( SGK )
b. Kết quả :
- Tiêu diệt được 5 vạn tên , bắt sống 1 vạn tên , Vương Thông bị thương .
c. Ý nghĩa :
- Làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch trên toàn bộ chiến trường
- Ý đồ chính của giặc bị thất bại .




2.Trận Chi Lăng-Xương Giang (10/1427)
a. Diễn biến : ( SGK )
b. Kết quả :
- tiêu diệt hoàn toàn 10 vạn viện binh của giặc
c. Ý nghĩa :
+ đập tan ý đồ chiến lược tăng viện binh của giặc
+ đập tan âm mưu xâm lược và thống trị của nhà Minh
+ là chiến thắng hết sức oanh liệt và triệt để



Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử :
Nguyên nhân :
+ Được nhân dân ủng hộ
+ Sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi .
Ý nghĩa :
+ kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh
+ mở ra thời kì phát triển mới cho đất nước.




4.Củng cố: ? Dựa vào lược đồ trình bày diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động ?
5.Dặn dò: Học bài cũ, làm bài tâp.
6Rút kinh nghiệm:
Gọi học sinh trình bày diễn biến trên lược đồ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Nhật Lam
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)