GIÁO AN LỊCH SỬ 7 HỌC KÌ 2 2013. CỰC HAY
Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Định |
Ngày 10/05/2019 |
39
Chia sẻ tài liệu: GIÁO AN LỊCH SỬ 7 HỌC KÌ 2 2013. CỰC HAY thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2012-2013
Ngày soạn:03/01/2013
Ngày dạy :…/01/2013
Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427)
Tiết 37: I. THỜI KỲ Ở MIỀN TÂY THANH HOÁ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức - Mục tiêu của bài:Giúp học sinh nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam sơn từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ban đầu đến thời kỳ chủ động tấn công giải phóng đất nước. Nắm được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa
2. Kỹ năng - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ trong học lịch sử, tham khảo các tài liệu bổ xung cho bài
3. Tư tưởng Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần yêu nước niềm tự hào dân tộc, tinh thần quyết tâm vượt khó và để học tập và phấn đấu vươn lên
II. Chuẩn bị:
1- Thầy: Soạn bài, SGK, SGV, lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
2- Trò: Học bài cũ, đọc trước bài mới
III. Tiến trình bài dạy
*. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
* Nêu vấn đề: (1’) :Trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc chống quân Minh đô hộ đầu thế kỷ XV tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng. Cuộc khởi nghĩa đó diễn ra như thế nào, kết quả ra sao, tiết học này thầy trò ta cùng tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thời kỳ miền tây Thanh Hoá.
2. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Nêu những hiểu biết của em về Lê Lợi ?
- Là 1 hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn, Thanh Hoá, ông đau lòng trước cảnh nước mất, nhân dân cơ cực lầm than nên ông đã dốc hết tài sản, quyết chí chiêu tập nghĩa sĩ, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ kháng chiến.
Đọc đoạn tư liệu Khâm định
Quân Minh nhiều lần mua chuộc dụ dỗ ông nhưng đều thất bại, Lê lợi thường nói “Bậc trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to để tiếng thơm hàng nghìn thủa chứ đâu lại đi xun xoe phục dịch người khác”. Ông tuyên bố “Ta dấy quân đánh giặc không phải vì tham phú quý mà muốn cho ngàn đời sau biết rằng ta không chịu thuần phục quân giặc tàn ngược”
Câu nói của ông thể hiện điều gì?
Thể hiện ý chí tự chủ, lòng yêu nước của người dân Đại Việt, Thể hiện ông còn là người cương trực, khảng khái (ghi)
Tại sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa?
Trả lời theo SGK
(Sử dụng lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn)
- Lam Sơn là vùng rừng núi thấp xen kẽ những dải rừng thưa và cánh đồng hẹp, phía trên núi Lam sơn tiếp giáp với núi rừng trùng điệp của thượng du sông Chu, sông Mã, phía dưới liền với đồng bằng rộng lớn của vùng Thanh Hoá, về mặt giao thông Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, mạch máu giao thông nối liền giữa miền núi và miền biển, là nơi sinh sống của các dân tộc Việt, Mường,Thái.
- Ở căn cứ Lam Sơn, nghĩa quân có thể toả xuống miền đồng bằng hoạt động, khi lực lượng lớn mạnh, Mặt khác khi bị địch bao vây, nghĩa quân có thể rút lên núi bảo toàn lực lượng.
- Ở căn cứ này, chính quyền địch non yếu không kiểm soát được, trong khi đó nhân dân ở đây lại rất dũng cảm và đoàn kết.
-Nghe tin Lê Lợi khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi về hưởng ứng ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi (ghi) ->
Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn tham gia khởi nghĩa?
- Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh, người người oán hận và sẵn sàng tham gia kháng chiến
Nêu hiểu biết của em về Nguyễn Trãi? (SGK – T83)
Nguyễn trãi là con Nguyễn Phi Khanh, đỗ tiến sĩ thời Trần, làm quan dưới triều Hồ, khi triều hồ sụp đổ, ông bị quân thù giam lỏng ở thành Đông quan, ông bí mật trốn vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa và dâng bản Bình Ngô sách.
Trong quá trình diễn ra cuộc khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã trở thành quân sư, là cánh tay phải của Lê Lợi.
Để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Lê Lợi cùng bộ chỉ huy đã làm gì? (ghi) ->
Trình bày hội thề Lũng Nhai, đọc bài văn thề trong sách ( tinh thần quyết tâm khởi nghĩa chống giặc của Lê Lợi và mọi người
Việc Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa có ý nghĩa gì
Ngày soạn:03/01/2013
Ngày dạy :…/01/2013
Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427)
Tiết 37: I. THỜI KỲ Ở MIỀN TÂY THANH HOÁ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức - Mục tiêu của bài:Giúp học sinh nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam sơn từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ban đầu đến thời kỳ chủ động tấn công giải phóng đất nước. Nắm được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa
2. Kỹ năng - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ trong học lịch sử, tham khảo các tài liệu bổ xung cho bài
3. Tư tưởng Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần yêu nước niềm tự hào dân tộc, tinh thần quyết tâm vượt khó và để học tập và phấn đấu vươn lên
II. Chuẩn bị:
1- Thầy: Soạn bài, SGK, SGV, lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
2- Trò: Học bài cũ, đọc trước bài mới
III. Tiến trình bài dạy
*. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
* Nêu vấn đề: (1’) :Trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc chống quân Minh đô hộ đầu thế kỷ XV tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng. Cuộc khởi nghĩa đó diễn ra như thế nào, kết quả ra sao, tiết học này thầy trò ta cùng tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thời kỳ miền tây Thanh Hoá.
2. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Nêu những hiểu biết của em về Lê Lợi ?
- Là 1 hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn, Thanh Hoá, ông đau lòng trước cảnh nước mất, nhân dân cơ cực lầm than nên ông đã dốc hết tài sản, quyết chí chiêu tập nghĩa sĩ, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ kháng chiến.
Đọc đoạn tư liệu Khâm định
Quân Minh nhiều lần mua chuộc dụ dỗ ông nhưng đều thất bại, Lê lợi thường nói “Bậc trượng phu sinh ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to để tiếng thơm hàng nghìn thủa chứ đâu lại đi xun xoe phục dịch người khác”. Ông tuyên bố “Ta dấy quân đánh giặc không phải vì tham phú quý mà muốn cho ngàn đời sau biết rằng ta không chịu thuần phục quân giặc tàn ngược”
Câu nói của ông thể hiện điều gì?
Thể hiện ý chí tự chủ, lòng yêu nước của người dân Đại Việt, Thể hiện ông còn là người cương trực, khảng khái (ghi)
Tại sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa?
Trả lời theo SGK
(Sử dụng lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn)
- Lam Sơn là vùng rừng núi thấp xen kẽ những dải rừng thưa và cánh đồng hẹp, phía trên núi Lam sơn tiếp giáp với núi rừng trùng điệp của thượng du sông Chu, sông Mã, phía dưới liền với đồng bằng rộng lớn của vùng Thanh Hoá, về mặt giao thông Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, mạch máu giao thông nối liền giữa miền núi và miền biển, là nơi sinh sống của các dân tộc Việt, Mường,Thái.
- Ở căn cứ Lam Sơn, nghĩa quân có thể toả xuống miền đồng bằng hoạt động, khi lực lượng lớn mạnh, Mặt khác khi bị địch bao vây, nghĩa quân có thể rút lên núi bảo toàn lực lượng.
- Ở căn cứ này, chính quyền địch non yếu không kiểm soát được, trong khi đó nhân dân ở đây lại rất dũng cảm và đoàn kết.
-Nghe tin Lê Lợi khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi về hưởng ứng ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi (ghi) ->
Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn tham gia khởi nghĩa?
- Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh, người người oán hận và sẵn sàng tham gia kháng chiến
Nêu hiểu biết của em về Nguyễn Trãi? (SGK – T83)
Nguyễn trãi là con Nguyễn Phi Khanh, đỗ tiến sĩ thời Trần, làm quan dưới triều Hồ, khi triều hồ sụp đổ, ông bị quân thù giam lỏng ở thành Đông quan, ông bí mật trốn vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa và dâng bản Bình Ngô sách.
Trong quá trình diễn ra cuộc khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã trở thành quân sư, là cánh tay phải của Lê Lợi.
Để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Lê Lợi cùng bộ chỉ huy đã làm gì? (ghi) ->
Trình bày hội thề Lũng Nhai, đọc bài văn thề trong sách ( tinh thần quyết tâm khởi nghĩa chống giặc của Lê Lợi và mọi người
Việc Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa có ý nghĩa gì
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quang Định
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)