Giáo án lịch sử 7
Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Hiếu |
Ngày 05/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: Giáo án lịch sử 7 thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHẦN MỘT : KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
TUẦN 1 -TIẾT 1
Ngày soan:
Ngày dạy :
BÀI 1 : SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU ( Sơ- trung kỳ trung đại )
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1/ Kiến thức : Giúp học sinh
Nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến châu âu, cơ cấu xã hội
Hiểu được khái niệm “ Lãnh đại phong kiến ”, đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa. Thành thị xuất hiện như thế nào ? Kinh tế thành thị khác với kinh tế lãnh địa ra sao ?
2/ Tư tưởng :
- Bồi dưỡng nhận thức cho học sinh sự phát triển hợp qui luật của xã hội loài người ttừ chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến
3/ Kỹ năng :
Biết sử dụng bản đồ châu âu để xác định vị trí, Biết so sánh đối chiếu
B/ CHUẨN BỊ CỦA GV – HS :
Bản đồ châu âu thời phong kiến, tranh ảnh, tư liệu
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
I/ Giới thiệu bài mới :
Giáo viên nhắc kiến thức lịch sử lớp 6, sự ra đời của các quốc gia cổ đại ở phương Tây với xã hội chiếm hữu nô lệ . Nhưng đến cuối thế kỷ V xã hội cổ đại tan rã, xã hội PK ra đời. Vậy xã hội PK kiến ra đời như thế nào ? Cơ cấu xã hội có gì khác so với xã hội cổ đại ta cùng tìm hiểu qua bài 1
II/ Dạy và học bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu quá trình hình thành và đặc điểm của xã hội phong kiến Châu âu.
1) Các quốc gia phong kiến Châu âu được thành lập như thế nào ?
- Học sinh đọc SGK “ từ đầu đến nước Ý ”
- Dùng bản đồ xác định các quốc gia phong kiến châu âu
2) Sau khi tràn vào lãnh thổ Rô Ma người Giéc man đã làm gì ?
3) Lãnh chúa và Nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội Cổ đại?
- GV giải thích sự hình thành 2 giai cấp cơ bản đó trong xã hội và đó chính là đặc điểm cơ bản của xã hội PK
4) Thế nào là lãnh địa PK ?
5) Lãnh địa PK có đặc điểm gì ? quan hệ sản xuất trong lãnh địa như thế nào ?
- GV giới thiệu tranh 1
6) Thành thị trung đại xuất hiện khi nào?
7) Cư dân chính của thành thị là ai ? Họ làm gì ?
- GT tranh 2
8) Thảo luận : Kinh tế trong thành thị khác với kinh tế trong lãnh địa như thế nào ? Tác dụng của sự xuất hiện thành thị ?
- Ở lãnh địa : Kinh tế tự cung tự cấp
- Ở Thành thị : Kinh tế TCN, TN trao đổi, giao lưu ( Kinh tế hàng hóa)
1/ Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Au:
* Sự hình thành :
- Thế kỷ V Người Giéc Man xâm chiếm , tiêu diệt đế quốc Rô Ma thành lập ra những Vương quốc mới ( Anh, Pháp, Ý ngày nay)
* Cơ câu xã hội :
- Chia 2 giai cấp : + Lãnh chúa phong kiến
+ Nông nô
=> Xã hội Phong kiến đã ra đời
2/ Lãnh địa phong kiến :
- Là vùng đất đai rộng lớn mà các Lãnh chúa chiếm làm của riêng. Mỗi lãnh đại là một đơn vị kinh tế độc lập
- Đặc điểm kinh tế : Nông nghiệp khép kín
-Nông nô bị bóc lột , bị đối xử tàn tệ
- Lãnh chúa không phải lao động.
3/ Sự xuất hiện các thành thị trung đại :
- Thế kỷ XI thành thị trung đại ra đời
- Cư dân : Là thợ thủ công, thương nhân . Họ lập ra phường hội, thương hội , tổ chức hội chợ
IV/ Đánh giá HĐNT – BTVN:
* Câu hỏi ĐG :
Xã hội phong kiến châu âu được hình thành như thế nào ?
Thến nào là lãnh địa phong kiến ?
Thành thị ra đời khi nào ? tác dụng .
* Bài tập :
1. Cơ cấu xã hội xã hội phong kiến có gì khác so với xã hội chiếm hữu nô lệ ?
2. Sự khác nhau giữa kinh tế thành thị với kinh tế lãnh địa?
TUẦN 1 – TIẾT 2
Ngày soạn :
Ngày dạy :
BÀI 2 : SỰ SUY VONG CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1/ Về kiến thức : Giúp học sinh biết và hiểu rõ .
Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý như là một nhân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Minh Hiếu
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)