Giáo án Lịch Sử 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Duyên | Ngày 10/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Giáo án Lịch Sử 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần 2- Tiết 3
Ngày soạn: 10/ 9/ 2007
Bài 3: CUỘC ĐẤU TRANH GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN
THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau bài học, HS cần nắm được:
- Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá Phục Hưng.
- Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo và những tác động của phong trào này đến xã hội phong kiến Châu Aâu bấy giờ.
2. Tư tưởng:
- Nhận thức được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người, xã hội phong kiến lạc hậu, lỗi thời sụp đổ và thay thế vào đó là XHTB.
- Phong trào văn hoá Phục Hưng đã để lại nhiều giá trị to lớn cho nền văn hoá nhân loại.
3. Kĩ năng:
- Phân tích những mâu thuẩn xã hội để thấy được nguyên nhân sâu sa của cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến.

II. Chuẩn bị:
Giáo viên: - Bản đồ Châu Âu.
- Tranh ảnh về thời kì văn hoá Phục Hưng.
Học sinh: - Học bài cũ và xem trước nội dung bài học mới.

III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức: (1’ )
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: 1. Cho biết lí do, kết quả của các cuộc phát kiến lớn về địa lí?
2. Sự hình thành CNTB ở Châu Aâu đã diễn ra như thế nào?
Đáp án: 1. Do nhu cầu phát triển của sản xuất nên cần nguyên liệu, cần thị trường nên dẫn đến các cuộc phát kiến lớn về địa lí.
Kết quả: Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới đem về cho giai cấp tư sản những món lợi khổng lồ.
2. Quá trình tích luỹ nguyên thuỷ vốn và người làm thuê (kinh tế: kinh doanh tư bản ra đời.
Xã hội: Hình thành giai cấp mới tư sản và vô sản.
Chính trị: Tư sản >< với quý tộc phong kiến (chiến tranh phong kiến xảy ra.
- Giai cấp tư sản bóc lột triệt để, giai cấp vô sản tạo điều kiện cho CNTB phát triển.
3. Dạy và học bài mới:
- Giới thiệu: Ngay trong lòng XHPK, CNTB đã được hình thành, giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh, tuy nhiên họ không mang lại địa vị xã hội thích hợp. Do đó giai cấp tư sản đã chống lại phong kiến trên nhiều lĩnh vực, phong trào văn hoá Phục Hưng là minh chứng cho cuộc đấu tranh giai cấp tư sản chống phong kiến. Để hiểu rõ hơn ta tìm hiểu sang bài học hôm nay.
- Dạy và học bài mới:

TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức

15’


































18’





























5’
Hoạt động 1: Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của trào lưu văn hoá phục hưng.
GV: Cho HS đọc nội dung mục 1.
CH: Cho biết phục hưng là gì?




CH: Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào văn hoá phục hưng?
( Lúc bấy giờ giữa phong kiến và tư sản thế lực nào phát triển hơn, giai cấp nào có địa vị hơn )
GV: Chuẩn xác kiến thức.
CH: Hãy kể tên một số nhà văn hoá, khoa học tiêu biểu?





GV: chuẩn xác.
CH: Qua những tác phẩm của mình, các tác giả muốn nói lên điều gì?



Hoạt động 2: HS nắm được nguyên nhân của cuộc cải cách, nội dung và tác động của nó?
GV: Cho HS đọc nội dung mục 2.
CH: Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo?



GV: Chuẩn xác.
CH: Nêu nội dung và tư tưởng của cuộc cải cách Lu thơ và Can Vanh?


GV: Chuẩn xác.
Giáo hội thống trị nhân dân về mặt tinh thần, có thế lực kinh tế hùng hậu, có nhiều ruộng đất.
CH: Phong trào này tác động đến XH như thế nào?



GV: Kết luận.
Hoạt động 3: Củng cố.
- Giai cấp tư sản chống phong kiến trên những lĩnh vực nào? Tại sao lại có cuộc đấu tranh đó?
- Ý nghĩa của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang Duyên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)