Giáo án Lịch sử 7

Chia sẻ bởi Nông Tương Hải Đăng | Ngày 10/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Giáo án Lịch sử 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần: 20
Tiết PPCT: 39
Ngày soạn: 20/12/2012.
Ngày giảng: 01/01/2013 (7a6).


Bài 19
CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427)

A. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức: HS nắm:
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hóa dần dần phát triển trong khắp cả nước.
Từng lớp quý tộc Trần, Hồ đã suy yếu không đủ sức lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chỉ có tầng lớp địa chủ mới do Lê Lợi lãnh đạo có đủ uy tín tập hợp tầng lớp nhân dân.
Kĩ năng:
Nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện và nhân vật tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn.
Tư tưởng: Bồi dưỡng cho HS:
Giáo dục lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
B. Đồ dùng dạy học:
Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn, ảnh Nguyễn Trãi.
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
Ổn định lớp. (1’)
Kiểm tra bài cũ:
Trình bày cuộc khởi nghĩa của nhà Hồ chống quân Minh? Nêu rõ nguyên nhân thất bại của nhà Hồ.
Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần.
Giảng bài mới: (38’)
Giới thiệu: (1’) Quân Minh đã đánh bại nhà Hồ và đặt ách thống trị lên đất nước ta. Nhân dân khắp nơi đã đứng lên chống giặc Minh. Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng bị dập tắt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã vùng lên mạnh mẽ, trước hết ở miền tây Thanh Hóa. Đó là nội dung tiết học hôm nay.
Bài mới: (37’)
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung


I – THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HÓA (1418 – 1423)
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa


? Hãy cho biết vài nét về Lê Lợi.





? Quan điểm của Lê Lợi trong công cuộc chống giặc?
Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa các hào kiệt khắp nơi về hưởng ứng ngày càng đông trong đó có Nguyễn Trãi.
? Hãy cho biết Nguyễn Trãi là người thế nào?

? Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn?

? Những người trong bộ chỉ huy đã chuẩn bị gì trước khi tiến hành khởi nghĩa?
- Là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn, ông sinh năm 1385, con ruột địa chủ bình dân, là người yêu nước cương trực, khảng khá. Trước cảnh nước mất nhà tan ông đã nuôi chí giết giặc cứu nước.
- “Ông thường nói với mọi người ………. chứ đâu lại xun xoe đi phục dịch kẻ khác”.





- Là người học rộng tài cao, có lòng yêu nước, thương dân hết mực.
- Mọi người đều có tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
- “Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người ………………… ………… Kính xin có lời thề”.
- Lê Lợi (l385 - l433), là một hào trưởng có uy tín ở Lam Sơn. Căm giận quân cướp nước, ông đã chuẩn bị khởi nghĩa.





- Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị dựng cờ khởi nghĩa, nhiều người yêu nước từ khắp nơi tìm về Lam Sơn, trong đó có Nguyễn Trãi.






- Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tiến hành Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hoá). Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2-l418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.


2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn


? Trong những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn đã hoạt động như thế nào?

? Lê Lai đã hi sinh trong hoàn cảnh nào?

“Mồng một Lê Lai, mồng hai Lê Lợi”.
“Cuối năm 1921, 10 vạn quân Minh tấn công vào căn cứ, Lê Lợi lại rút lên núi Chí Linh. Tại đây, đã gặp nhiều khó khăn (thiếu lương thực, đói, rét…)
? Trước hoàn cảnh đó Lê Lợi đã làm gì?
? Thái độ của quân Minh ra sao?
- “Những ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, nghĩa quân Lam Sơn đã …….. …………………………………... …….. tiêu biểu là Lê Lai”.
- “Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây ……………………………… …………… tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân”.







- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà với quân Minh.
- Giai đoạn đầu chấp nhận, nhưng sau đó trở mặt tấn công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nông Tương Hải Đăng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)