Giáo án lịch sử 7

Chia sẻ bởi Lồ Văn Đức | Ngày 10/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: giáo án lịch sử 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 17/8/2012
Ngày giảng: 19/8/2012
PHẦN MỘT
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Bài 1 – Tiết 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU


I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa. Thành thi trung đại xuất hiện như thế nào?
- Học sinh biết quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu, cơ cấu xã hội (bao gồm 2 giai cấp cơ bản: lãnh chúa và nông nô).
- Học sinh so sánh được kinh tế trong thành thị khác với kinh tế lãnh địa ra sao.
2. Kĩ năng
- Biết sử dụng bản đồ Châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến
- Biết tận dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội
3. Thái độ
- Nắm được khái niệm “lãnh địa phong kiến” và hiểu rõ về sự bóc lột của lãnh chúa phong kiến ...
- Thông qua những sự kiện cụ thể bồi dưỡng cho học sinh về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên
2. Học sinh
- Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận.
IV- TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra đầu giờ. (1p)
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới
*Khởi động (1p): Vào cuối TK thứ V, trước sự tan rã của các quốc gia cổ đại PT, hàng loạt các vương quốc mới được hình thành ở châu Âu như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, ý... Để hiểu được sự hình thành XHPK châu Âu , đặc trưng cơ bản của lãnh địa PK, sự ra đời, hoạt động của thành thị trung đại, chúng ta cùng tìm hiểu ND bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy- trò.
Nội dung chính

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu( 12p)
- Mục tiêu: HS biết và hiểu được quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu; cơ cấu xã hội( bao gồm hai giai cấp cơ bản là: Lãnh chúa và nông nô).
- Cách tiến hành:
GV cung cấp kiến thức . Ở chương trình lịch sử 6 các em đã biết từ cuối thiên niên kỉ I TCN, các quốc gia cổ đại phương tây hình thành, phát triển và tồn tại đến cuối thế kỉ thứ V.
- HS đọc thầm "Các quốc gia cổ đại Phương Tây...ý ( I - ta - li - a)” và TLCH:
H: Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã làm gì?
HS trả lời

H: Sau đó người Giéc Man còn làm gì?
TL: Chia ruộng đất, phong tước vị cho nhau.
- GV Kết luận


H: Những việc làm ấy có tác động như thế nào đến sự biến đổi của xã hội phong kiến Châu Âu?
H: Lúc này trong xã hội xuất hiện những tầng lớp mới nào?

H: Lãnh chúa phong kiến và nông nô Quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô ở Châu Âu như thế nào ?

- GV kết luận
- GV chuyển ý
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về lãnh địa phong kiến (12p)
- Mục tiêu: HS: Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa quá trình hình thành
- Cách tiến hành:
- GV: Những vùng đất rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến. Mỗi lãnh chúa đều có một lãnh địa riêng.
+ HS đọc đoạn in nghiêng
H: Em hiểu thế nào là lãnh địa? lãnh địa bao gồm những gì?

H: Em hãy cho biết đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa?
- GV giới thiệu thêm về sự bóc lột của lãnh chúa phong kiến ...
- GV : So sánh liên hệ với thái ấp, điền trang ở Việt Nam.
H: Em hãy so sánh sự khác nhau giữa xã hội cổ đại và xã hội phong kiến ở Châu Âu?
GV yêu cầu HS quan sát H1 và TLCH:
H: Em hãy miêu tả và nhận xét về lãnh địa phong kiến H1 sgk. (Qui mô, thành phần sinh sống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lồ Văn Đức
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)