Giáo án Lịch sử 7
Chia sẻ bởi nguyễn quang duy |
Ngày 10/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: giáo án Lịch sử 7 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
B. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (6 ĐIỂM):
Câu 1: Nêu 2 hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất ? (2 điểm)
Câu 2: Núi là gì? Cấu tạo của núi gồm những bộ phận nào? Dựa vào đâu để phân ra núi già và núi trẻ (2 điểm)
Câu 3: Đồng bằng là gì? Có những loại đồng bằng nào? (2 điểm)
Bài làm:
TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (6 ĐIỂM).
Câu 1:
Hệ quả 1: Do Trái Đất có hình cầu và vận động tự quay từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm (1đ);
Hệ quả 2: Do vận động tự quay nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng (0,5đ);
Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động thì ở nửa cầu Bắc vật chuyển động sẽ lệch về bên phải, ở nửa cầu Nam lệch về bên trái (0,5đ);
Câu 2:
Núi là dạng địa hình nổi lên rất cao trên bề mặt đất, thường có độ cao trên 500 m so với mực nước biển (1đ);
Cấu tạo núi gồm 3 bộ phận: đỉnh núi, sườn núi, chân núi (0,5đ);
Dựa vào thời gian hình thành người ta phân ra núi già và núi trẻ (0,5đ);
Câu 3:
Đồng bằng là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối dưới 200 m (1đ);
Có 2 loại đồng bằng chính:
Đồng bằng do băng hà bào mòn (0,5đ);
Đồng bằng do phù sa bồi tụ (châu thổ) (0,5đ);
Tuần 19 Ngày soạn : 31 /12/08
Tiết 19 Ngày dạy: 1 / 01 /09
Bài 15: CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
Mục tiêu:
1. Kiến thức : HS cần :
Nắm được các khái niệm: Khoáng vật, đá, khoáng sản, mỏ khoáng sản.
Biết phân loại khoáng sản theo công dụng.
Hiểu khoáng sản không phải là tài nguyên vô tận.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh địa lí.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Có ý thức tiết kiệm và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. Thiết bị dạy học.
Một số mẫu đá, khoáng sản.
Bản đồ khoáng sản Việt Nam.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức:
Giới thiệu: Vật chất cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất gồm các loại khoáng vật và đá . Những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác , sử dụng vào hoạt động kinh tế gọi là khoáng sản.
Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
GV giải thích một số thuật ngữ, khái niệm khó như: Khoáng vật, khoáng sản, mỏ khoáng sản… GV kết hợp với các mẫu vật đá, khoáng sản, giới thiệu cho HS nắm bắt.
H: Như vậy khoáng sản là gì ?
GV cho HS trả lời, nhận xét. GV bổ sung và chuẩn xác.
Cho HS thảo luận nhóm về bảng phân loại các khoáng sản theo công dụng và trình bày lại công dụng của từng loại theo phiếu học tập.
Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. GV bổ sung, nhận xét và chuẩn xác.
GV cho HS kẻ bảng phân loại khoáng sản trang 49 SGK vào vở.
H: Nêu tên 1 số khoáng sản ở địa phương mình?
Cho HS nêu tên. GV hướng dẫn .
GV: Treo bản đồ khoáng sản Việt Nam và giới thiệu chú giải.
Cho HS lên bảng đọc tên và xác định vị trí 1 số loại khoáng sản trên bản đồ.
GV: Chuẩn xác lại kiến thức.
Hoạt động 2
GV: Giới thiệu thế nào thì được gọi là mỏ khoáng sản.
Cho HS thảo luận nhóm, yêu cầu HS nghiên cứu kênh chữ, kênh hình tìm hiểu về các mỏ nội sinh và ngoại sinh.
Cho đại diện các nhóm lên trình bày.
GV: Lưu ý cho các em phân biệt rõ nguồn gốc hình thành các mỏ nội sinh và ngoại sinh.
Lưu ý: Một số mỏ khoáng sản vừa có nguồn gốc nội sinh vừa có nguồn gốc ngoại sinh.
VD: Quặng sắt nội sinh: Hêmatít, manhêtít. Quặng sắt ngoại sinh: Limônít…
H: VD chúng ta có thể tạo ra các mỏ quặng sắt hoặc đồng được không ?
Cho HS trả lời. GV tổng hợp: Các loại khoáng sản này không thể tạo ra được, chúng không phải là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: nguyễn quang duy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)