Giáo án lí 10 tuần 25

Chia sẻ bởi Lý Minh Hùng | Ngày 25/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: giáo án lí 10 tuần 25 thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Tuần: 25 Tiết: 47

Ngay soạn: 06/ 02/ 2012

PHẦN HAI : NHIỆT HỌC
Chương V. CHẤT KHÍ
CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được các nội dung về cấu tạo chất đã học ở lớp 8.
- Nêu được nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí.
- Nêu được định nghĩa của khí lí tưởng.
2. Kỹ năng
Vận dụng được các đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử, về chuyển động phân tử, tương tác phân tử, để giải thích các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, thể lỏng, thể rắn.
3. Thái độ: Vui vẻ, yêu thích môn vật lí…
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên :
- Dụng cụ để làm thí nghiệm ở hình 28.4 SGK.
- Mô hình mô tả sự tồn tại của lực hút và lực đẩy phân tử và hình 28.4 SGK.
* Học sinh : Ôn lại kiwns thức đã học về cấu tạo chất đã học ở THCS
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1: Đặt vấn đề : Vật chất thông thường tồn tại dưới những trạng thái nào ? Những trạng thái đó có những đặc điểm gì để ta phân biệt ? Giữa chúng có mối liên hệ hay biến đổi qua lại gì không ?
Đó là những vấn đề mà ta nghiên cứu trong phần NHIỆT HỌC.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo chất.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản



Yêu cầu học sinh nêu những đặc điểm về cấu tạo chất đã học ở lớp 8.
Yêu cầu học sinh lấy ví dụ minh hoạ về các đặc điểm đó.

Đặt vấn đề : Tại sao các vật vẫn giữ được hình dạng và kích thước dù các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động.
Giới thiệu về lực tương tác phân tử.

Nêu và phân tích các đặc điểm về khoảng cách phân tử, chuyển động nhiệt và tương tác phân tử của các trạng thái cấu tạo chất.


Nêu các đặc điểm về cấu tạo chất.

Lấy ví dụ minh hoạ cho từng đặc điểm.

Thảo luận để tìm cách giải quyết vấn đề do thầy cô đặt ra.



Trả lời C1.
Trả lời C2.

Nêu các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, thể lỏng và thể rắn.
Giải thích các đặc điểm trên.
I. Cấu tạo chất.
1. Những điều đã học về cấu tạo chất.
+ Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.
+ Các phân tử chuyển động không ngừng.
+ Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
2. Lực tương tác phân tử.
+ Giữa các phân tử cấu tạo nên vật có lực hút và lực đẩy.
+ Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn thì lực tương tác không đáng kể.
3. Các thể rắn, lỏng, khí.
Vật chất được tồn tại dưới các thể khí, thể lỏng và thể rắn.
+ Ở thể khí, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng.
+ Ở thể rắn, lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh nên giữ được các phân tử ở các vị trí cân bằng xác định, làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí này. Các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định.
+ Ở thể lỏng, lực tương tác giữa các phân tử lớn hơn ở thể khí nhưng nhỏ hơn ở thể rắn, nên các phân tử dao đông xung quang vị trí cân bằng có thể di chuyển được. Chất lỏng có thể tích riêng xác định nhưng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó.

Hoạt động 3: Tìm hiểu thuyết động học phân tử chất khí.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản




Nhận xét nội dung học sinh trình bày.




Gợi ý để học sinh giải thích.


Nêu và phân tích khái niệm khí lí tưởng.



Đọc sgk, tìm hiểu các nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.



Giải thích vì sao chất khí gây áp suất lên thành bình.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Minh Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)