Giáo án lí 10 tuần 21

Chia sẻ bởi Lý Minh Hùng | Ngày 25/04/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: giáo án lí 10 tuần 21 thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Tiết: 39- 40 Tuần: 21

Ngay soạn: 02 / 01/ 2012

Bài 24. CÔNG VÀ CÔNG SUẤT


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : - Phát biểu được định nghĩa công của một lực. Biết cách tính công của một lực trong trường hợp đơn giản (lực không đởi, chuyển dời thẳng).
- Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa của công suất.
2. Kỹ năng : - Vân dụng được các kiến thức của bài để giải một số bài tập sgk và tương tự.
3. Thái độ: Tập trung học tập, yêu thích môn vật lí,…
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Đọc phần tương ứng trong SGK Vật lý 8
Học sinh : - Khái niệm công ở lớp 8 THCS.
- Vấn đề về phân tích lực.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Tiết 1 :
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Phát biểu, viết biểu thức định luật bảo toàn động lượng. Nêu hiện tượng va chạm mềm và chuyển động bằng phản lực.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu khái niệm công.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản



- Nêu câu hỏi và nhận xét câu trả lời.

- Nhắc lại đầy đủ khái niệm công đã trình bày ở THCS.


- Nêu và phân tích bài toán tính công trong trường hợp tổng quát.
- Giới thiệu công thức tính công tổng quát.

- Hướng dẫn để học sinh biện luận trong từng trường hợp.

- Yêu cầu hs trả lời C2



- Yêu cầu hs nêu đơn vị công.


- Lưu ý về điều kiện để sử dụng biểu thức tính công.


- Nhắc lại khái niệm và công thức tính công.

- Lấy ví dụ về lực sinh công.



- Phân tích lực tác dụng lên vật thành hai lực thành phần.

- Ghi nhận biểu thức.


- Biện luận giá trị của công trong từng trường hợp.

- Trả lời C2.



- Nêu đơn vị công.


- Ghi nhận điều kiện
I. Công.
1. Khái niệm về công.
a) Một lực sinh công khi nó tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực chuyển dời.
b) Khi điểm đặt của lực chuyển dời một đoạn s theo hướng của lực thì công do lực sinh ra là : A = Fs
2. Định nghĩa công trong trường hợp tổng quát.
Nếu lực không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc ( thì công của lực  được tính theo công thức :
A = Fscos(
3. Biện luận.
a) Khi ( là góc nhọn cos( > 0, suy ra A > 0 ; khi đó A gọi là công phát động.
b) Khi ( = 90o, cos( = 0, suy ra A = 0 ; khi đó lực  không sinh công.
c) Khi ( là góc tù thì cos( < 0, suy ra A < 0 ; khi đó A gọi là công cản.
4.Đơn vị công.
Đơn vị công là jun (kí hiệu là J) : 1J = 1Nm
5. Chú ý.
Các công thức tính công chỉ đúng khi điểm đặt của lực chuyển dời thẳng và lực không đổi trong quá trình chuyển động.


Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

- Yêu cầu học sinh tóm tắt lại các kiến thức trong bài.
- Yêu cầu học sinh giải các bài tập 4, 6 trang 132, 133.
 - Tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
- Giải các bài tập 4, 6 sgk.






Tiết 2 :
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : Phát biểu định nghĩa công, đơn vị công và ý nghĩa của công âm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm công suất.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản



- Cho học sinh đọc sách giáo khoa.

- Nêu câu hỏi C3.

- Yêu cầu học sinh nêu đơn vị công suất.


- Giới thiệu đơn vị thực hành của công.



- Giới thiệu khái niệm mở rộng của công suất.


- Đọc sgk và trình bày về khái niệm công suất.

- Trả lời C3.

- Nêu đơn vị công suất.



- Ghi nhận đơn vị thực hành của công. Đổi ra
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Minh Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)