GIÁO ÁN LÍ 10, MỚI, TUẦN 9, BÀI 10, TIẾT 2

Chia sẻ bởi Trần Thị Phương Khanh | Ngày 25/04/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: GIÁO ÁN LÍ 10, MỚI, TUẦN 9, BÀI 10, TIẾT 2 thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 17 BÀI 10 : BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN .(tiết 2).

I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Phát biểu và viết được công thức định luật III Niu- tơn.
- Nêu được những đặc điểm của cặp " lực và phản lực".
2.Về kĩ năng:
- Vận dụng phối hợp định luật II và III Niu- tơn để giải được các bài tập trong SGK.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Thí nghiệm về hai xe lăn, một xe có gắn lò xo ở một đầu.
2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
C1:Phát biểu định luật I Niu-tơn? Quán tính là gì? cho ví dụ?
C2:Hãy phát biểu và viết biểu thức định luật II Niu-tơn, tên gọi và đơn vị của từng đại lượng?
C3:Định nghĩa và tính chất của khối lượng?
3. Bài mới.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu định luật III Niu-tơn.
Chuẩn KT-KN
Hoạt động của GV.
Hoạt động của HS.
Nội dung bài học.

1. phát biểu được định luật III Niu-tơn và viết được hệ thức của định luật này.

- Cho 2 hòn bi va chạm. Em có nhận xét gì về chuyển động của hòn bi A và B

- Như vậy qua va chạm cả A và B đều thu được gia tốc. Theo em những lực nào gây ra gia tốc đó?
- Vậy khi A va chạm vào B không những A tác dụng lực lên B mà ngược lại, B cũng tác dụng lực lên A
- Giới thiệu và phân tích các ví dụ (H10.3, 10.4)
- Qua tất cả ví vụ trên, hãy rút ra kết luận khái quát?

- Hai lực này giá, chiều, độ lớn như thế nào?

- Hs quan sát rồi trả lời: B đang đứng yên thì chuyển động. A đang chuyển động thì đổi hướng vận tốc.

- HS trả lời:





- Chú ý các ví dụ.

- Nếu A tác dụng lên B một lực thì B cũng tác dụng lên A một lực.
- Cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn.
III. Định luật III Niu-tơn
1. Sự tương tác giữa các vật






2. Định luật:
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.



Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của cặp " lực và phản lực"

Chuẩn KT-KN
Hoạt động của GV.
Hoạt động của HS.
Nội dung bài học.

6. nêu được các đặc điểm của phản lực và lực tác dụng.
- biểu diễn được các vec tơ lực và phản lực trong một số ví dụ cụ thể.
7. vận dụng được định các định luật I,II,III Niu- tơn để giải được các bài toán đối với một vật hoặc hệ hai vật chuyển động.
- Các em hãy đọc C5.
- Có phải búa tác dụng lực lên đinh còn đinh không tác dụng lực lên búa? Nói cách khác lực có thể xuất hiện đơn lẻ được không?
- Nếu đinh tác dụng lên búa 1 lực có độ lớn bằng lực mà búa tác dụng lên đinh thì tại sao búa lại hầu như đứng yên? Nói cách khác cặp lực và phản lực có cân bằng nhau không?


- Gv nêu ví dụ:
- Muốn bước đi trên mặt đất, chân ta phải làm thế nào?
- Vì sao trái đất hầu như đứng yên, còn ta đi được về phía trước?
- VD: Một quả bóng đặp vào tường, lực nào làm cho quả bóng bật ra? Vì sao hầu như tường vẫn đứng yên?
- Hs đọc C5 và trả lời.
+ Không. Đinh cũng tác dụng lên búa một lực.
+ Không. Lực bao giờ cũng xuất hiện từng cặp trực đối.

+ Vì búa có khối lượng lớn.
+ Không cân bằng nhau vì chúng đặt vào 2 vật khác nhau.




+ HS trả lời

+ HS trả lời

+ HS trả lời

3. Lực và phản lực
a. Đặc điểm
- Lực và phản lực luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời
- Lực và phản lực cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là 2 lực trực đối.
- Lực và phản lực không cân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Phương Khanh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)