Giáo án lí 10 CB

Chia sẻ bởi Diệp Phụng Cầu | Ngày 26/04/2019 | 114

Chia sẻ tài liệu: Giáo án lí 10 CB thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Tiết 8 - 9
Ngày soạn: 01/8/10
Bài 5: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa về chuyển động tròn đều.
- Viết được công thức tính độ lớn của vận tốc dài và đặc điểm của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều. Đặc biệt là hướng của vectơ vận tốc.
- Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức, đơn vị đo của tốc độ góc trong chuyển động tròn đều. Hiểu được tốc độ góc chỉ nói lên sự quay nhanh hay chậm của bán kính quỹ đạo quay.
- Chỉ ra được mối quan hệ giữa tốc độ góc và vận tốc dài.
- Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức, đơn vị đo của hai đại lượng là chu kì và tần số.
2. Kỹ năng:
- Nêu được một số ví dụ về chuyển động tròn đều.
- Giải được một số dạng bài tập đơn giản xung quanh công thức tính vận tốc dài, tốc độ góc của chuyển động tròn đều.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Hình vẽ 5.5 trên giấy to dùng cho chứng minh.
- Một vài thí nghiệm đơn giản minh họa chuyển động tròn đều.
2. Học sinh:
- Ôn lại các khái niệm vận tốc, gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Xem lại mối quan hệ giữa độ dài cung, bán kính đường tròn và góc ở tâm chắn cung.
III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp: điểm danh
Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do?
- Viết công thức tính vận tốc & quãng đường đi được của sự rơi tự do?
3. Vào bài: Trong thực tế chuyển động của các vật rất đa dạng & phong phú. Vật chuyển động với quỹ đạo là đường thẳng gọi là chuyển động thẳng, vật chuyển động với quỹ đạo là đường cong gọi là chuyển động cong. Một dạng đặc biệt của chuyển động cong đó là chuyển động tròn, hơn nữa đó là chuyển động tròn đều. Vậy chuyển động tròn đều có đặc điểm gì khác so với các chuyển động mà ta đã học? Chúng ta cùng nghiên cứu bài mới
Tiết 1
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chuyển động tròn đều.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG

- GV: Tiến trình làm thí nghiệm chuyển động tròn và cho đọc SGK rồi cho biết chuyển động như thế nào được gọi là chuyển động tròn? Cho ví dụ?

- GV: Tương tự như chuyển động thẳng, các em đọc SGK cho biết tốc độ trung bình trong chuyển động tròn được tính như thế nào?

- GV: Vậy, thế nào được gọi là chuyển động tròn đều?
Trong định nghĩa đó chúng ta cần chú ý “quỹ đạo tròn và đi được quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau”
- GV: C1 Các em hãy lấy ví dụ về chuyển động tròn đều?

- GV: Quan sát và rút ra định nghĩa về chuyển động tròn
Ví dụ: Một điểm trên đầu cánh quạt,…



- HS: Đọc SGK rồi trả lời.





- HS: Nghiên cứu SGK rồi trả lời







- VD: C1 chuyển động của đầu kim đồng hồ, 1 điểm trên đĩa tròn khi quay ổn định,…

I. Định nghĩa
1. Chuyển động tròn:
Chuyển động tròn là chuyển động có quỹ đạo là đường 1 đường tròn



2. Tốc độ trung bình trong chuyển động tròn:
Tốc độ TB = 


3. Chuyển động tròn đều:
Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.



 Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm tốc độ dài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG

- GV: Trong chuyển động thẳng đều chúng ta dùng khái niệm nào để chỉ tốc độ nhanh hay chậm của chuyển động?

- GV: Trong CĐ tròn đều quãng đường vật đi được là đường tròn.vì vậy vận tốc không những đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm mà phải thể hiện được sự thay đổi về phương và chiều của chuyển động, nên người ta đưa ra khái niệm tốc độ dài.

- GV: Chúng ta có thể áp dụng công thức trên cho CĐ tròn đều được không?
- Muốn áp dụng được thì phải là thế nào?



- GV: Vậy tốc độ dài được tính như thế nào? Có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Diệp Phụng Cầu
Dung lượng: | Lượt tài: 7
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)