Giáo án làm quen với toán: tương phản
Chia sẻ bởi Trần Thị Kim Chi |
Ngày 05/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: Giáo án làm quen với toán: tương phản thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP TAM KỲ
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA
----------------------------------
:
TỔ MẪU GIÁO LỚN
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NHỮNG CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG
LĨNH VỰC : PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC: LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐỀ TÀI: BÉ BIẾT GÌ VỀ NHỮNG KHÁI NIỆM TƯƠNG PHẢN
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết các cặp từ có tính chất khác biệt, trái ngược rõ nét thông qua các hình ảnh cụ thể về kích thước, tính chất, trạng thái, hành động của con vật.
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, chú ý, khả năng khái quát hóa cho trẻ.
- Phát triển tư duy, óc quan sát, các thuật ngữ toán học cho trẻ. Trẻ nhanh nhẹn thông minh khi tham gia vào hoạt động .
- Giáo dục trẻ yêu quý các con vật.
II- CHUẨN BỊ:
Giáo án điện tử
Một số bài hát, trò chơi, đồ chơi
* Phương pháp:
Quan sát, luyện tập, trò chơi
III-TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1:
Cô cùng trẻ hát và vận động bài hát “Ta đi vào rừng xanh”
Hoạt động 2:
Các con ơi! Cô cháu mình đã đến với rừng xanh rồi! Nhưng cô nghe thấy có tiếng con vật gì đó đang nói chuyện, các con thử lắng tai nghe xem nào!
Trong rừng có chuyện gì xảy ra! Cô cùng các con quan sát thật kỹ nhé!
Cô cho trẻ xem một đoạn truyện trong câu chuyện “cao và thấp”
Cô hỏi trẻ về nội dung đoạn truyện:
Con vừa xem câu chuyện gì?
Trong câu chuyện có ai?
Vì sao Lạc Đà và dê lại cãi nhau?
Chiều cao của hai bạn như thế nào với nhau?
Cao thì như thế nào so với thấp?
Sự khác biệt về chiều cao của lạc đà và dê :”lạc đà cao- dê thấp”có nghĩa là chúng có mối quan hệ tương phản về chiều cao (hay còn gọi là kích thước). Và cặp từ (cao- thấp) là cặp từ có tính chất tương phản.
Thế các con hiểu như thế nào là sự tương phản?
Tương phản là sự khác biệt, trái ngược rõ nét của hai đối tượng về một đặc điểm nào đó.
Cho trẻ đọc lại
Cô giới thiệu một số hình ảnh và từ có mối quan hệ :
+Tương phản về kích thước: to- nhỏ
+Tương phản về tính chất: hung dữ- hiền lành
+Tương phản về hành động: đậu- bay; nhanh- chậm.
Cô cho trẻ phát hiện một số cặp hình ảnh, từ có tính chất tương phản trong thực tế.
* Luyện tập:
Cho trẻ ghép các mảnh ghép còn lại để tạo thành các cặp tương phản mà cô đã cho trên máy tính: ướt- khô, thức- ngủ, dài- ngắn, ốm- mập..
* Trò chơi
Trò chơi 1: Từ điển tư duy
Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn. Nhiệm vụ của mỗi trẻ là sẽ vừa nói vừa hành động sao tạo một cặp tương phản với từ và hành động mà cô giáo đưa ra. Ví dụ: cô giáo nói đứng và đứng lại thì trẻ phải nói được là đi và hành động đi như lời nói. Sau đó cho trẻ chia làm hai đội chơi . Một đội sẽ vừa nói vừa đưa ra hành động và đội còn lại sẽ nói và đưa ra hành động sao cho tạo một cặp tương phản với từ và hành động mà đội kia đưa ra.
Luật chơi: Khi chơi cung cô, nếu trẻ nào làm sai thì sẽ bị ra ngoài một lần chơi. Với cách chơi có hai đội chơi, đội nào có nhiều hành động đúng với yêu cầu thì chiến thắng.
Trò chơi 2: Nhớ nhanh- đoán giỏi
Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi ba vòng tròn ba tổ. Cô sẽ cho cả lớp nhìn nhanh những hình ảnh các con vật ẩn sau mỗi ô số. Các tổ sẽ ghi nhớ và sau đó được quyền chọn cặp ô số có hình ảnh tương phản nhau. Mỗi lần lắc xắc xô các đội chỉ được quyền trả lời một cặp ô số.
Luật chơi: Nếu đội nào mở được nhiều cặp ô số đúng theo yêu cầu sẽ dành được nhiều phần quà và chiến thắng trong trò chơi này.
Hoạt động 3:
Cô nhận xét tuyên dương tiết học
Cô cho trẻ tạm biệt khu rừng và đi theo yêu cầu của cô như nhanh/ chậm… và ra sân chơi.
*Nhận xét:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Kim Chi
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)