GIAO AN L5-TUAN 30- HIEN DK

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hiền | Ngày 10/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: GIAO AN L5-TUAN 30- HIEN DK thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

Tuần 30: Thứ hai ngày 7 tháng 4 năm 2014
Tiết 2. Ôn Tiếng Việt
ÔN CÁC BÀI TẬP ĐỌC ĐÃ HỌC
i.tiêu: Giúp HS :
- đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn một số bài văn, bài thơ đã học trong học kì II và nhận biết được một số biện pháp sử dụng trong bài.
- Củng cố lại nội dung bài tập đọc đó. Rèn kỹ năng đọc hiểu.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. dùng dạy học: - Phiếu bài tập.
iii. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

a- Giới thiệu bài:
b- Luyện đọc một số bài:
* Bài Thái sư Trần Thủ Độ
- Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?

- Hãy nêu giọng đọc toàn bài
- Thi đọc diễn cảm đoạn 2+3
-GV nhận xét, cho điểm.
* Bài Cửa sông
-Khổ thơ cuối, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó được thể hiện qua những từ ngữ nào?
+ Biện pháp đó nhân hoá giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5:
-GV nhận xét, cho điểm.
*Bài Đất nước
- Ở khổ thơ 4+ 5 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào nổi bật. Nó có tác dụng gì?



- Tổ chức thi đọc diễn cảm, học thuộc lọng bài thơ
c-Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục rèn đọc diễn cảm, chuẩn bị bài sau Tà áo dài Việt Nam

+ 1 HS đọc toàn bài
+ HS nêu : + Truyện ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
+ HS nêu
+ HS thi đọc theo cách phân vai (người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ).
- Các nhóm cử người thi đọc phân vai lời nhân vật
+ 1 HS đọc toàn bài
-….tác giả dùng biện pháp nghệ thuật so sánh, từ ngữ thể hiện là giáp mặt, chẳng dứt, nhớ
Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng’’của cửa sông là không quên cội nguồn.

- HS luyện đọc, thi đọc thuộc lòng.
+ 1 HS đọc toàn bài
- …sử dụng biện pháp điệp ngữ,thể hiện qua những từ ngữ được lặp lại : trời xanh đây, núi rừng đây, là của chng ta. Các từ ngữ được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh niềm tự hào, hạnh phúc về đất nước giờ đây đã tự do, đã thuộc về chúng ta.
-“ Những cánh đồng thơm mát; Những ngả đường bát ngát; Những dòng sông đỏ nặng phù sa” có tác dụng liệt kê như vẽ ra trước mắt cảnh đất nước tự do bao la.
- Học sinh nhẩm thuộc lòng từng khổ, cả bài.
- HS thi đọc.


- Lắng nghe, ghi nhớ.


Tiết 4. Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích; chuyển đổi các đơn vị đo diện tích .
- Rèn kỹ năng viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học- Bảng con, bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
6543m = …km 5km 23m = …m
600kg = … tấn 2kg 895g = … kg
B/ BÀI MỚI : Hướng dẫn HS ôn tập
Bài tập 1:Yêu cầu HS điền hoàn chỉnh vào bảng và nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề.
Bài tập 2: Yêu cầu HS làm vào vở, trên bảng và chữa bài








Bài tập 3: Yêu cầu lớp làm vào vở, hai Hs lên bảng làm.





C/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Cho HS đọc bảng tóm tắt SGK.
Về nhà xem lại bài.

2HS làm trên bảng.
Bài tập 1: HS điền hoàn chỉnh vào bảng và nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề (hơn (kém) nhau 100 lần)

Bài tập 2: HS làm vào vở,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hiền
Dung lượng: 292,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)