Giao an ky 2 lop12 chuan

Chia sẻ bởi Phạm Duy Cảnh | Ngày 26/04/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: giao an ky 2 lop12 chuan thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:


Đề kiểm tra 1 tiết
Thời gian: 45 phút


Đề bài

Câu 1(1đ): Trình bày khái niệm CSDL quan hệ, hệ QTCSDL quan hệ?

Câu 2(1.5đ): Hãy nêu các đặc trưng của một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ?

Câu 3(2.5đ): Hãy nêu các đặc trưng cơ bản của mô hình dữ liệu quan hệ?

Câu 4(2đ): Trình bày các công việc cần thực hiện khi tạo lập CSDL?

Câu 5(3đ): Những tiêu chí nào giúp ta chọn khoá chính? Cho VD?

Đáp án
Câu 1(1đ):
* Khái niệm:
- CSDL được xây dựng trên mô hình dữ liệu quan hệ gọi là CSDL quan hệ.
- Hệ QTCSDL dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ gọi là hệ QTCSDL quan hệ.
Câu 2 (1.5đ):
* Một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ có những đặc trưng sau:
+ Mỗi quan hệ có một tên phân biệt với tên các quan hệ khác.
+ Các bộ là phân biệt và thứ tự các bộ không quan trọng.
+ Mỗi thuộc tính có một tên để phân biệt, thứ tự các thuộc tính không quan trọng.
+ Quan hệ không có thuộc tính là đa trị hay phức hợp.
Câu 3(2.5đ):
* Trong mô hình quan hệ:
+ Về mặt cấu trúc: dữ liệu được thể hiện trong các bảng. Mỗi bảng thể hiện thông tin về một loại đối tượng (một chủ thể) bao gồm các hàng và các cột. Mỗi hàng cho thông tin về một đối tượng cụ thể (một cá thể) trong quản lí.
+ Về mặt thao tác trên dữ liệu: có thể cập nhật dữ liệu như : thêm, xóa hay sửa bản ghi trong một bảng.
+ Về mặt ràng buộc dữ liệu: dữ liệu trong một bảng phải thỏa mãn một số ràng buộc. Chẳng hạn, không được có hai bộ nào trong một bảng giống nhau hoàn toàn; với sự xuất hiện lặp lại của một số thuộc tính ở các bảng, mối liên kết giữa các bảng được xác lập. Mối liên kết này thể hiện mối quan hệ giữa các chủ thể được CSDL phản ánh.
Câu 4 (2đ)
Các bước tạo lập CSDL:
* Tạo bảng:
Để tạo một bảng ta cần phải khai báo cấu trúc bảng bao gồm các bước:
- Đặt tên trường.
- Chỉ định kiểu dữ liệu cho trường.
- Khai báo kích thước của trường.
* Chọn khóa chính cho bảng bằng cách để hệ QTCSDL tự động chọn hoặc ta xác định khóa thích hợp trong các khóa làm khóa chính.
* Đặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng.
* Tạo liên kết bảng.
Câu 5 (3đ):
Một bảng có thể có nhiều khóa.
Trong các khóa của một bảng người ta thường chọn (chỉ định) một khóa làm khóa chính (primary key).
Khi nhập dữ liệu trong bảng, giá trị thuộc tính tại mọi khóa chính không được để trống.
Nên chọn khoá chính là khoá có ít thuộc tính nhất.
VD:
Thí sinh: STT, SBD (khoá), Họ tên thí sinh, Ngày sinh, Trường)
- Bảng thí sinh có thể chọn tập hợp các trường: Họ tên thí sinh, ngày sinh, trường là khoá nếu trên thực tế không có 2 học sinh lớp 12 trong tỉnh trùng họ tên, đồng thời trùng ngày sinh và học cùng tr
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Duy Cảnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)