GIÁO ÁN KHỐI 10

Chia sẻ bởi Trần Thị Kim Chung | Ngày 26/04/2019 | 170

Chia sẻ tài liệu: GIÁO ÁN KHỐI 10 thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

Tuần: 01
Tiết : 01 Ký duyệt: Ngày……..tháng….năm 2016
Ngày soạn: ...../...../2016 ……………………………….
Ngày dạy: …./...../2016 ………………………………..


BÀI 1. THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT
VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG ( 2 tiết)
( Tiết 1)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Học sinh nắm được khái niệm triết học, thế giới quan, vai trò, vấn đề cơ bản của triết học.
2. Kĩ năng:
Nhận xét đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm.
3. Thái độ:
Có ý thức trau dồi thế giới quan duy vật biện chứng
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH
Năng lực tự nhận thức các vấn đề về sự vật hiện tượng
Năng lực tư duy phê phán
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực hợp tác
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Xử lí tình huống
Đọc hợp tác
Kể các mẩu chuyện, tình huống có thật.
IV. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Đối với giáo viên: - Soạn bài, SGK, tài liệu
- Tình huống GDCD10
2. Đối với học sinh: - Học bài, SGK, vở ghi, bút dạ
V.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
Ổn định tổ chức lớp( 1 phút)
Kiểm tra sĩ số các lớp dạy:
10A…………………10B…………………….10C…………………
10D…………………10E……………………..10G..........................
Kiểm tra bài cũ ( Không)
3.Học bài mới ( 43 phút)
Giáo viên : Các em có biết vì sao trong cuộc sống nhiều khi cùng đứng trước một vấn đề mà người ta lại có nhiều cách giải thích, giải quyết, ứng xử khác nhau hay không?
Vì quan niệm của mỗi người về thế giới xung quanh( TGKQ) và cách tiếp cận của mỗi người về thế giới đó( PPL) nhiều khi hoàn toàn khác nhau.
Để đạt được kết quả tốt nhất trong mọi hoạt động đòi hỏi mỗi người phải được trang bị TGQ và PPL đúng đắn, khoa học. Vậy làm thế nào để chúng ta có điều đó, bài học ngày hôm nay sẽ lần lượt đi tìm câu trả lời cho các em.

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính bài học

1. Đơn vị kiến thức 1
Thế giới quan và phương pháp luận.
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được khaí niệm, đối tượng, vai trò của môn Triết học.
b. Cách thức thực hiện:
GV nêu vấn đề: Trong hành trình trinh phục và cải tạo thế giới, để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, loài người đã và đang không ngừng xây dựng nên nhiều môn khoa học khác nhau, mỗi môn khoa học chỉ tập trung nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể của TG.
VD: Vật lí nghiên cứu về các hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện, ánh sáng...Hóa học nghiên cứu quá trình hóa hợp và phân giải các chất...Sinh học nghiên cứu quá trình tiến hóa, sinh trưởng của giống loài........các môn khác.
Tuy nhiên, có một môn khoa học xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại, nhưng nó không đi sâu nghiên cứu một bộ phận hoặc một lĩnh vực riêng biệt nào đó của thế giới mà chỉ nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.
Theo em đó là môn khoa học nào?
- HS trả lời: Đó là môn Triết học
Vậy Triết học là gì? Nó giúp ích gì cho con người?
Theo em, đối tượng nghiên cứu của những môn học trên như thế nào?
HS: Trả lời
GV:Vậy bộ môn nghiên cứu những vấn đề chung nhất là môn Triết học.
Mặc dù không đi sâu nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể của thế giới, song với quan niệm chung nhất, phổ biến nhất, TH giúp cho con người có được những hiểu biết về thế giới xung quanh một cách có hệ thống, từ đó định hướng cho con người trong việc tiếp cận và xử lí những vấn đề nảy sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống tự nhiên, xã hội và tư duy.
GV kết luận: Để nhận thức và cải tạo thế giới nhân loại đã xây dựng nên nhiều bộ môn khoa học. TH là một trong những bộ môn khoa học ấy. Quy luật của TH được khái quát từ các quy luật khoa học cụ thể, nhưng bao quát hơn, là những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.
Đơn vị kiến thức 2
Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
Đàm thoại kết hợp thuyết trình
a. Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm thế giới quan duy vật,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Kim Chung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)