Giáo án hướng nghiệp tin học chương 1
Chia sẻ bởi Phạm Đức Trung |
Ngày 10/05/2019 |
302
Chia sẻ tài liệu: Giáo án hướng nghiệp tin học chương 1 thuộc Tin học 12
Nội dung tài liệu:
Tin học ứng dụng
Giới thiệu về công nghệ thông tin
Và cấu trúc máy tính
Công nghệ thông tin
1. Khái niệm công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là một lĩnh vực khoa học rộng lớn nghiên cứu các khả năng và các phương pháp thu thập, lưu trữ, truyền và xử lý thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kĩ thuật ( máy tính điện tử và các thiết bị thông tin khác )
2. Ví dụ về xử lý thông tin
Chương I
Giả sử BGH trường THPT Chí Linh dự định tổ chức các lớp ngoại khoá. Mỗi học sinh được ghi tên theo học các lớp ngoại khoá mà mình yêu thích. Nhà trường sẽ căn cứ vào số lượng giáo viên từng bộ môn và số lượng học sinh tham dự để tổ chức các lớp theo nhu cầu.
Như vậy, ta có các thông tin ban đầu ( thông tin vào) là danh sách các học sinh, nguyện vọng của mỗi em và danh sách các giáo viên hướng dẫn ngoại khoá
Các danh sách này được lưu trữ lại trong máy để giúp cho việc theo dõi, sửa đổi một cách nhanh chóng.
(1) Nhận thông tin: thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài
(2) Xử lý thông tin: tính toán xử lý các phép tính số học hay logic đối với thông tin
(3) Xuất thông tin: đưa các thông tin sau quá trình xử lý ra thế giới bên ngoài.
(4) Lưu trữ thông tin: chuyển và ghi lại thông tin ở bộ nhớ máy tính
Nhập thông tin
Xuất thông tin
Lưu trữ
Xử lý
Hình 1: bốn thao tác cơ bản của máy tính
Kết luận:
Về thực chất, máy tính không thể tự động thêm bớt gì vào dữ liệu ban đầu, mà chỉ biến đổi thông tin từ dạng này sang dạng khác.
3. Các yêu cầu để sử dụng máy tính cá nhân trong công việc
Vận hành của phần cứng máy tính.
Hệ điều hành.
Là chương trình điều khiển hoạt động của phần cứng và phần mềm máy tính, đóng vai trò giao tiếp giữa người và máy.
c. Các chương trình ứng dụng.
Là các chương trình được thiết kế nhằm trợ giúp cho con người thực hiện một loại công việc nhất định.
ii. Cấu trúc máy tính
Về mặt chức năng, một hệ thống máy tính bao gồm bốn thành phần cơ bản là:
Khối xử lý trung tâm ( CPU)
Bộ nhớ trong
Các đơn vị đưa thông tin vào
Các đơn vị đưa thông tin ra
Đơn vị vào
Đơn vị
điều khiển
Đơn vị
Số học và logic
Đơn vị ra
Hình 2: Sơ đồ cấu trúc tổng quát của máy tính
Bộ nhớ
1. Khối xử lý trung tâm
Khôí xử lý trung tâm CPU (Cetral Processing Unit) có nhiệm vụ xử lý dữ liệu.
Bên trong CPU bao gồm " đơn vị điều khiển" và " đơn vị tính toán số học và logic". CPU có tốc độ xử lý rất nhanh các thông tin được đưa vào.
2. Bộ nhớ trong
Bộ nhớ trong ( hay bộ nhớ trung tâm) chứa các dữ liệu dưới dạng được mã hoá thành dãy các con số 0 và 1. Các thông tin này được đưa vào bộ xử lý.
ROM ( Read - Only Memory):
Là một vi chíp giữ vai trò khởi động để con người bắt đầu những công trên máy tính. ROM thay thế con người kiểm tra phần cứng và đưa vào bộ nhớ trung tâm những lệnh cơ sở nhất
Bộ nhớ trong được chia ra làm hai loại:
b. RAM ( Random - Access Memory)
Là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên ( bộ nhớ tạm thời hay bộ nhớ biến đổi).
Kết luận:
Bộ nhớ trong chứa các đối tượng ( chương trình và dữ liệu) dưới dạng đã được mã hoá. Đơn vị cơ sở để đo dung lượng thông tin là bit. Dung lượng của RAM là khối lượng dữ liệu tối đa mà RAM có thể lưu trữ đồng thời.
3. Các đơn vị vào - ra
Thiết bị nhập:
Gồm bàn phím, chuột, màn hình tiếp xúc, bút điện ( bút từ), máy quét ảnh.
* Bàn phím
Hình 3: Bàn phím
Bàn phím gồm có 4 nhóm phím khác nhau:
Nhóm các ký tự.
Nhóm các phím chức năng
Nhóm các phím định hướng
Nhóm các phím số
* Chuột:
Hình 4: Chuột vi tính
Thông thường chuột vi tính có hai nút bấm. Nút chuột trái dùng cho phần lớn các thao tác, nút chuột phải tuỳ theo phần mềm của các nhà sản xuất
Nút chuột phải
Nút chuột trái
Con lăn
b. Thiết bị xuất
Máy quét ( Scanner)
Màn hình ( Monitor)
Máy in
Hình 5: Một số thiết bị xuất thường gặp
3.1 Màn hình
Màn hình là thiết bị dùng để hiển thị các thông tin của máy tính
3.2 Máy in
Gồm 2 loại là máy in kim và máy in la - de
Máy in kim: tốc độ in chậm, gây tiếng ồn
Máy in la - de: tốc độ in nhanh hơn, không gây tiếng ồn. Chất lượng tốt và giá thành giảm.
4. Lưu trữ dữ liệu
Bộ nhớ trong chỉ chứa được dữ liệu trong thời gian thực hiên chương trình. Để có thể lưu trữ thông tin lâu dài hơn, ta sử dụng các bộ nhớ ngoài.
Hình 5: Các thiết bị lưu trữ dữ liệu
Đĩa CD
Đĩa cứng
Đĩa mềm
USB
a.Đĩa mềm
Ưu điểm: dễ sử dụng, giá thành rẻ
Nhược điểm: dung lượng lưu trữ nhỏ, kém bền
b.Đĩa cứng
Đĩa cứng là thiết bị lưu trữ dữ liệu với dung lượng > nhiều lần so với đĩa mềm.
c. Các thiết bị lưu trữ khác
Hiện nay ngoài các thiết bị lưu trữ trên còn có các thiết bị khác đáp ứng được nhu cầu lưu trữ lớn hơn như: đĩa CD-ROM, đĩa DVD đặc biệt là thiết bị lưu trữ bằng USB/
Chú ý: Bộ nhớ trong của máy tính thường dùng đơn vị đo cơ sở là Bit ( binary digit ) Bit chỉ có thể có một trong hai giá trị là 1 hoặc 0. Cứ 8 bit sẽ tạo thành 1 byte, khi nói đến dung lượng của RAM để tránh các số quá lớn ta thường dùng các đơn vị khác như Kb, Mb hoặc Gb
1 Kb = 1024byte,
1 Mb = 1024 Kb = 1.048.576 byte
1 Gb = 1024 Mb
5. Bảo vệ máy vi tính và các nguyên tắc vệ sinh khi làm việc với máy tính
Nguyên tắc bảo vệ máy tính.
Nói chung máy vi tính của chúng ta rất tin cậy tuy nhiên cần tuân thủ các nguyên tắc sau để máy được ổn định và sử dụng lâu dài:
- Tránh để máy tính ở những nơi quá bụi bặm, nhiệt độ hay độ ẩm quá cao.
Tránh di chuyển thường xuyên
Nên nắp ổn áp giữa điện lưới và máy vi tính
Tuân thủ tuyệt đối các quy trình khi bật máy cũng như khi tắt máy để bảo vệ an toàn cho các bộ phận của máy.( CPU, đĩa cứng)
b. Nguyên tắc bảo vệ đĩa.
Khi sử dụng đĩa quay với tốc độ khoảng 3600 v/p. khoảng cách giữa mặt đĩa với đầu đọc rất nhỏ, do vậy những hạt bụi có thể làm xước đầu đọc. Điều này sẽ gây ra rất nhiều tác hại cho đĩa cũng như đầu đọc.
Khi làm việc với đĩa nên tuân thủ nghiêm ngặt một số nguyên tắc bảo vệ như sau:
Không bẻ cong đĩa mềm, luôn để đĩa trong hộp.
Tránh chạm tay hoặc làm dây dầu mỡ vào mặt đĩa.
Không để đĩa gần nam châm hay nơi có từ trường lớn vì có thể. làm mất dữ liệu trên đĩa.
Nhẹ nhàng khi đẩy đĩa vào ổ.
Tránh những nơi có độ ẩm cao
Chú ý:
Thỉnh thoảng cần phải lau đầu đọc đĩa mềm bằng đĩa lau riêng bằng dung dịch chuyên dụng, công việc này tránh cho đầu đọc khỏi bị xước.
III. Phần Mềm
Phân loại phần mềm.
Để các máy tính có thể hoạt động, ta phải cung cấp cho máy dãy các chỉ thị chi tiết, dưới dạng chương trình, được gọi là phần mềm ( software)
Chúng ta cần phân biệt chức năng của phần cứng và phần mềm như sau:
- Phần cứng ( hardware): là các thiết bị của máy tính có chắc năng duy trì sự hoạt động vật lý của máy tính.
- Phần mềm ( software) : là những gì được sử dụng để ra lệnh cho máy tính làm việc. Ta có thể chia phần mềm thành hai loại ( sự phân chia này dựa trên chức năng của mỗi loại và cũng chỉ có ý nghĩa tương đối) như sau:
Phần mềm hệ thống: là những phần mềm đặc biệt như : Hệ điều hành, các chương trình biên dịch, các chương trình tiện ích
Tất cả những gì chúng ta nhìn thấy trên màn hình máy tính đều thông qua một phần mềm đặc biệt đó là hệ điều hành.
Tóm lại hệ điều hành cũng chỉ là một phần mềm, nhưng là phần mềm đặc biệt, không thể thiếu trên các máy tính hiện đại.
Vậy ta có khái niệm hệ điều hành:
Hệ điều hành là một hệ thống các chương trình có nhiệm vụ quản lý và tối ưu việc sử dụng các tài nguyên phần cứng, phần mềm của máy và đóng vai trò giao diện giữa người và máy. Hệ điều hành là cơ sở để xây dựng các ứng dụng.
ở đây chúng ta nên hiểu " tài nguyên" của máy tính là bộ nhớ, bộ xử lý, các thiết bị ngoại vi, các chương trình.
Hệ điều hành nắm vai trò điều khiển máy tính từ lúc bật máy tới khi tắt máy. Hơn thế nữa, các hệ điều hành bậc cao còn có khả năng làm cho việc sử dụng máy được tối ưu.
b. Phần mềm ứng dụng
Ngày nay, máy tính điện tử có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống., do vậy mà những chương trình ứng dụng cũng vô cùng đa dạng và phong phú.
Ngoài các ứng dụng chuyên ngành như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý học sinh hay phần mềm dự báo thời tiết.còn có các ứng dụng chung cho người dùng trong công tác học tập, nghiên cứu, giải trí.
2. Giao diện người dùng
a. Giao diện chế độ văn bản
Trong chế độ giao diện này, những gì nhìn thấy trên màn hình đều được thể hiện bằng các ký tự ( có thể là chữ cái, có thể là các ký tự đặc biệt)
Hệ điều hành MS - DOS đầu tiên cho các máy tính cá nhân ra đời vào năm 1981 có giao diện thực chất thông qua các dòng lệnh và do đó có tên gọi là Giao diện dòng lệnh
Hình 6: Giao diện chế độ văn bản
Hình 6 minh hoạ màn hình giao diện dòng lệnh ( MS -DOS), thực hiện lệnh sao chép ( coppy) tệp có tên autoexec.bat
b. Giao diện chế độ đồ hoạ
Khác với giao diện chế độ văn bản với sự hiển thị thông tin trên màn hình dựa trên các ký tự chữ cái, con số và ký tự đặc biệt, giao diện đồ hoạ hiển thị thông tin trên màn hình thông qua các điểm ảnh
Chính vì vậy chế độ đồ hoạ có khả năng thể hiện màu sắc, trong chế độ văn bản màn hình đã được chia thành cột và dòng riêng biệt
Các hệ điều hành như : Windows và Macintosh là hai hệ điều hành tiêu biểu có môi trường giao diện đồ hoạ, chúng có khá nhiều điểm tương đồng với nhau.
Hình 7: Giao diện chế độ đồ hoạ
IV. Kết nối các máy tính ( Mạng máy tính)
1. Sự xuất hiện mạng máy tính
a. Môi trường làm việc đơn lẻ
Máy tính, khi làm việc trong môi trường đơn lẻ luôn là công cụ rất hiệu quả để tạo ra dữ liệu, văn bản, đồ hoạ và các đối tượng khác, nhưng khi đó chúng không đáp ứng được nhu cầu chia sẻ dữ liệu cho những người khác để cùng sử dụng một cách nhanh chóng
b. Môi trường làm việc mạng
Hình 8: Sơ đồ môi trường làm việc mạng
Để có thể chia sẻ dữ liệu một cách nhanh chóng, các máy tính được kết nối lại với nhau.Khi kết nối ta có thể dùng chung dữ liệu, truyền thông báo, dùng chung máy in, máy Fax, Modem và các tài nguyên phần cứng khác.
Vậy mạng máy tính là nhóm các máy tính và các thiết bị khác được kết nối với nhau.
Làm việc trên các máy tính được chia sẻ các nguồn tài nguyên với nhau gọi là làm việc trong môi trường mạng
Những lợi ích khi dùng mạng máy tính:
Giảm bớt chi phí thông qua việc dùng chung dữ liệu và các thiết bị ngoại vi.
Tiêu chuẩn hoá các phần mềm ứng dụng
Thoả mãn nhu cầu truyền dữ liệu một cách kịp thời
2. Internet
Năm 1969 tại Mỹ các nhà khoa học đã thiết lập mạng máy tính mang tên ARPANET. Ban đầu mạng này chỉ giới hạn được dùng trong Bộ quốc phòng, các trường đại học và các công ty nghiên cứu
a. Sự ra đời của Internet
Những năm đầu, Internet chủ yếu phục vụ cho chính phủ và các nhà khoa học, bởi vì nó không thuận tiện cho người sử dụng, các lệnh giao tiếp rất phức tạp chỉ có những nhà chuyên môn mới có thể hiểu được.
Đến thập niên 90 do sự xuất hiện của World Wide Web ( còn được gọi là "Mạng nhện toàn cầu" ) Internet mới có những bước phát triển nhảy vọt
Ngày nay Internet không chỉ giới hạn trong trường học hay trong giới khoa học nữa mà nó còn đến với các công ty thương mại và tất cả mọi người trên thế giới
Mạng Iternet giúp các công ty có thể liên lạc với khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng vô cùng thân thiện và sinh động
b. Một số ứng dụng của Internet
Nhanh chóng truy cập vào các kho tư liệu khổng lồ với đầy đủ các kiến thức giáo khoa xa xưa đến các đề tài hiện đại.
Mua bán trên mạng khắp trên thế giới một cách thuận tiện và nhanh chóng
Gửi thông điệp cho 1 người hay nhiều người bạn của mình ở bất cứ đâu trên toàn thế giới, nhận và trả lời nhanh những bức thư được.
Tham gia tranh luận hoặc chơi trò chơi với những người cùng sở thích trên toàn thế giới, ngoài ra cũng có thể kết nối với thế giới âm thanh phim ảnh vô cùng sống động
Cho khả năng giải quyết vấn đề một cách tập thể " một bài toán với hàng triệu bộ não cùng suy nghĩ"
Kết luận:
Internet là một phương tiện không thể thiếu đối với bất kỳ cá nhân cũng như tập thể nào trong Xã Hội. Một điều không ai có thể phủ nhận đó là Internet ngày càng có vai trò to lớn trong đời sống tương lai của nhân loại./
Chương II:
Hệ điều hành windows 98
Giới thiệu windows 98
1. Hệ điều hành Windows 98
2. Các thao tác với chuột
Windows 98 là hệ điều hành có giao diện đồ hoạ dùng cho các máy tính để bàn và các máy tính xách tay. Hệ điều hành này tạo ra cách thức làm việc trực quan, có nhiều tính năng tiên tiến để tăng cường sức mạnh của máy PC giúp người sử dụng hoàn thành tốt công việc.
Hình 9: Hình dáng con trỏ chột trong một số trường hợp
3. Đăng nhập vào Windows 98
4. Các biểu tượng trên màn hình Windows 98
Hình 10: Màn hình của Windows XP
Giới thiệu về công nghệ thông tin
Và cấu trúc máy tính
Công nghệ thông tin
1. Khái niệm công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là một lĩnh vực khoa học rộng lớn nghiên cứu các khả năng và các phương pháp thu thập, lưu trữ, truyền và xử lý thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kĩ thuật ( máy tính điện tử và các thiết bị thông tin khác )
2. Ví dụ về xử lý thông tin
Chương I
Giả sử BGH trường THPT Chí Linh dự định tổ chức các lớp ngoại khoá. Mỗi học sinh được ghi tên theo học các lớp ngoại khoá mà mình yêu thích. Nhà trường sẽ căn cứ vào số lượng giáo viên từng bộ môn và số lượng học sinh tham dự để tổ chức các lớp theo nhu cầu.
Như vậy, ta có các thông tin ban đầu ( thông tin vào) là danh sách các học sinh, nguyện vọng của mỗi em và danh sách các giáo viên hướng dẫn ngoại khoá
Các danh sách này được lưu trữ lại trong máy để giúp cho việc theo dõi, sửa đổi một cách nhanh chóng.
(1) Nhận thông tin: thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài
(2) Xử lý thông tin: tính toán xử lý các phép tính số học hay logic đối với thông tin
(3) Xuất thông tin: đưa các thông tin sau quá trình xử lý ra thế giới bên ngoài.
(4) Lưu trữ thông tin: chuyển và ghi lại thông tin ở bộ nhớ máy tính
Nhập thông tin
Xuất thông tin
Lưu trữ
Xử lý
Hình 1: bốn thao tác cơ bản của máy tính
Kết luận:
Về thực chất, máy tính không thể tự động thêm bớt gì vào dữ liệu ban đầu, mà chỉ biến đổi thông tin từ dạng này sang dạng khác.
3. Các yêu cầu để sử dụng máy tính cá nhân trong công việc
Vận hành của phần cứng máy tính.
Hệ điều hành.
Là chương trình điều khiển hoạt động của phần cứng và phần mềm máy tính, đóng vai trò giao tiếp giữa người và máy.
c. Các chương trình ứng dụng.
Là các chương trình được thiết kế nhằm trợ giúp cho con người thực hiện một loại công việc nhất định.
ii. Cấu trúc máy tính
Về mặt chức năng, một hệ thống máy tính bao gồm bốn thành phần cơ bản là:
Khối xử lý trung tâm ( CPU)
Bộ nhớ trong
Các đơn vị đưa thông tin vào
Các đơn vị đưa thông tin ra
Đơn vị vào
Đơn vị
điều khiển
Đơn vị
Số học và logic
Đơn vị ra
Hình 2: Sơ đồ cấu trúc tổng quát của máy tính
Bộ nhớ
1. Khối xử lý trung tâm
Khôí xử lý trung tâm CPU (Cetral Processing Unit) có nhiệm vụ xử lý dữ liệu.
Bên trong CPU bao gồm " đơn vị điều khiển" và " đơn vị tính toán số học và logic". CPU có tốc độ xử lý rất nhanh các thông tin được đưa vào.
2. Bộ nhớ trong
Bộ nhớ trong ( hay bộ nhớ trung tâm) chứa các dữ liệu dưới dạng được mã hoá thành dãy các con số 0 và 1. Các thông tin này được đưa vào bộ xử lý.
ROM ( Read - Only Memory):
Là một vi chíp giữ vai trò khởi động để con người bắt đầu những công trên máy tính. ROM thay thế con người kiểm tra phần cứng và đưa vào bộ nhớ trung tâm những lệnh cơ sở nhất
Bộ nhớ trong được chia ra làm hai loại:
b. RAM ( Random - Access Memory)
Là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên ( bộ nhớ tạm thời hay bộ nhớ biến đổi).
Kết luận:
Bộ nhớ trong chứa các đối tượng ( chương trình và dữ liệu) dưới dạng đã được mã hoá. Đơn vị cơ sở để đo dung lượng thông tin là bit. Dung lượng của RAM là khối lượng dữ liệu tối đa mà RAM có thể lưu trữ đồng thời.
3. Các đơn vị vào - ra
Thiết bị nhập:
Gồm bàn phím, chuột, màn hình tiếp xúc, bút điện ( bút từ), máy quét ảnh.
* Bàn phím
Hình 3: Bàn phím
Bàn phím gồm có 4 nhóm phím khác nhau:
Nhóm các ký tự.
Nhóm các phím chức năng
Nhóm các phím định hướng
Nhóm các phím số
* Chuột:
Hình 4: Chuột vi tính
Thông thường chuột vi tính có hai nút bấm. Nút chuột trái dùng cho phần lớn các thao tác, nút chuột phải tuỳ theo phần mềm của các nhà sản xuất
Nút chuột phải
Nút chuột trái
Con lăn
b. Thiết bị xuất
Máy quét ( Scanner)
Màn hình ( Monitor)
Máy in
Hình 5: Một số thiết bị xuất thường gặp
3.1 Màn hình
Màn hình là thiết bị dùng để hiển thị các thông tin của máy tính
3.2 Máy in
Gồm 2 loại là máy in kim và máy in la - de
Máy in kim: tốc độ in chậm, gây tiếng ồn
Máy in la - de: tốc độ in nhanh hơn, không gây tiếng ồn. Chất lượng tốt và giá thành giảm.
4. Lưu trữ dữ liệu
Bộ nhớ trong chỉ chứa được dữ liệu trong thời gian thực hiên chương trình. Để có thể lưu trữ thông tin lâu dài hơn, ta sử dụng các bộ nhớ ngoài.
Hình 5: Các thiết bị lưu trữ dữ liệu
Đĩa CD
Đĩa cứng
Đĩa mềm
USB
a.Đĩa mềm
Ưu điểm: dễ sử dụng, giá thành rẻ
Nhược điểm: dung lượng lưu trữ nhỏ, kém bền
b.Đĩa cứng
Đĩa cứng là thiết bị lưu trữ dữ liệu với dung lượng > nhiều lần so với đĩa mềm.
c. Các thiết bị lưu trữ khác
Hiện nay ngoài các thiết bị lưu trữ trên còn có các thiết bị khác đáp ứng được nhu cầu lưu trữ lớn hơn như: đĩa CD-ROM, đĩa DVD đặc biệt là thiết bị lưu trữ bằng USB/
Chú ý: Bộ nhớ trong của máy tính thường dùng đơn vị đo cơ sở là Bit ( binary digit ) Bit chỉ có thể có một trong hai giá trị là 1 hoặc 0. Cứ 8 bit sẽ tạo thành 1 byte, khi nói đến dung lượng của RAM để tránh các số quá lớn ta thường dùng các đơn vị khác như Kb, Mb hoặc Gb
1 Kb = 1024byte,
1 Mb = 1024 Kb = 1.048.576 byte
1 Gb = 1024 Mb
5. Bảo vệ máy vi tính và các nguyên tắc vệ sinh khi làm việc với máy tính
Nguyên tắc bảo vệ máy tính.
Nói chung máy vi tính của chúng ta rất tin cậy tuy nhiên cần tuân thủ các nguyên tắc sau để máy được ổn định và sử dụng lâu dài:
- Tránh để máy tính ở những nơi quá bụi bặm, nhiệt độ hay độ ẩm quá cao.
Tránh di chuyển thường xuyên
Nên nắp ổn áp giữa điện lưới và máy vi tính
Tuân thủ tuyệt đối các quy trình khi bật máy cũng như khi tắt máy để bảo vệ an toàn cho các bộ phận của máy.( CPU, đĩa cứng)
b. Nguyên tắc bảo vệ đĩa.
Khi sử dụng đĩa quay với tốc độ khoảng 3600 v/p. khoảng cách giữa mặt đĩa với đầu đọc rất nhỏ, do vậy những hạt bụi có thể làm xước đầu đọc. Điều này sẽ gây ra rất nhiều tác hại cho đĩa cũng như đầu đọc.
Khi làm việc với đĩa nên tuân thủ nghiêm ngặt một số nguyên tắc bảo vệ như sau:
Không bẻ cong đĩa mềm, luôn để đĩa trong hộp.
Tránh chạm tay hoặc làm dây dầu mỡ vào mặt đĩa.
Không để đĩa gần nam châm hay nơi có từ trường lớn vì có thể. làm mất dữ liệu trên đĩa.
Nhẹ nhàng khi đẩy đĩa vào ổ.
Tránh những nơi có độ ẩm cao
Chú ý:
Thỉnh thoảng cần phải lau đầu đọc đĩa mềm bằng đĩa lau riêng bằng dung dịch chuyên dụng, công việc này tránh cho đầu đọc khỏi bị xước.
III. Phần Mềm
Phân loại phần mềm.
Để các máy tính có thể hoạt động, ta phải cung cấp cho máy dãy các chỉ thị chi tiết, dưới dạng chương trình, được gọi là phần mềm ( software)
Chúng ta cần phân biệt chức năng của phần cứng và phần mềm như sau:
- Phần cứng ( hardware): là các thiết bị của máy tính có chắc năng duy trì sự hoạt động vật lý của máy tính.
- Phần mềm ( software) : là những gì được sử dụng để ra lệnh cho máy tính làm việc. Ta có thể chia phần mềm thành hai loại ( sự phân chia này dựa trên chức năng của mỗi loại và cũng chỉ có ý nghĩa tương đối) như sau:
Phần mềm hệ thống: là những phần mềm đặc biệt như : Hệ điều hành, các chương trình biên dịch, các chương trình tiện ích
Tất cả những gì chúng ta nhìn thấy trên màn hình máy tính đều thông qua một phần mềm đặc biệt đó là hệ điều hành.
Tóm lại hệ điều hành cũng chỉ là một phần mềm, nhưng là phần mềm đặc biệt, không thể thiếu trên các máy tính hiện đại.
Vậy ta có khái niệm hệ điều hành:
Hệ điều hành là một hệ thống các chương trình có nhiệm vụ quản lý và tối ưu việc sử dụng các tài nguyên phần cứng, phần mềm của máy và đóng vai trò giao diện giữa người và máy. Hệ điều hành là cơ sở để xây dựng các ứng dụng.
ở đây chúng ta nên hiểu " tài nguyên" của máy tính là bộ nhớ, bộ xử lý, các thiết bị ngoại vi, các chương trình.
Hệ điều hành nắm vai trò điều khiển máy tính từ lúc bật máy tới khi tắt máy. Hơn thế nữa, các hệ điều hành bậc cao còn có khả năng làm cho việc sử dụng máy được tối ưu.
b. Phần mềm ứng dụng
Ngày nay, máy tính điện tử có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống., do vậy mà những chương trình ứng dụng cũng vô cùng đa dạng và phong phú.
Ngoài các ứng dụng chuyên ngành như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý học sinh hay phần mềm dự báo thời tiết.còn có các ứng dụng chung cho người dùng trong công tác học tập, nghiên cứu, giải trí.
2. Giao diện người dùng
a. Giao diện chế độ văn bản
Trong chế độ giao diện này, những gì nhìn thấy trên màn hình đều được thể hiện bằng các ký tự ( có thể là chữ cái, có thể là các ký tự đặc biệt)
Hệ điều hành MS - DOS đầu tiên cho các máy tính cá nhân ra đời vào năm 1981 có giao diện thực chất thông qua các dòng lệnh và do đó có tên gọi là Giao diện dòng lệnh
Hình 6: Giao diện chế độ văn bản
Hình 6 minh hoạ màn hình giao diện dòng lệnh ( MS -DOS), thực hiện lệnh sao chép ( coppy) tệp có tên autoexec.bat
b. Giao diện chế độ đồ hoạ
Khác với giao diện chế độ văn bản với sự hiển thị thông tin trên màn hình dựa trên các ký tự chữ cái, con số và ký tự đặc biệt, giao diện đồ hoạ hiển thị thông tin trên màn hình thông qua các điểm ảnh
Chính vì vậy chế độ đồ hoạ có khả năng thể hiện màu sắc, trong chế độ văn bản màn hình đã được chia thành cột và dòng riêng biệt
Các hệ điều hành như : Windows và Macintosh là hai hệ điều hành tiêu biểu có môi trường giao diện đồ hoạ, chúng có khá nhiều điểm tương đồng với nhau.
Hình 7: Giao diện chế độ đồ hoạ
IV. Kết nối các máy tính ( Mạng máy tính)
1. Sự xuất hiện mạng máy tính
a. Môi trường làm việc đơn lẻ
Máy tính, khi làm việc trong môi trường đơn lẻ luôn là công cụ rất hiệu quả để tạo ra dữ liệu, văn bản, đồ hoạ và các đối tượng khác, nhưng khi đó chúng không đáp ứng được nhu cầu chia sẻ dữ liệu cho những người khác để cùng sử dụng một cách nhanh chóng
b. Môi trường làm việc mạng
Hình 8: Sơ đồ môi trường làm việc mạng
Để có thể chia sẻ dữ liệu một cách nhanh chóng, các máy tính được kết nối lại với nhau.Khi kết nối ta có thể dùng chung dữ liệu, truyền thông báo, dùng chung máy in, máy Fax, Modem và các tài nguyên phần cứng khác.
Vậy mạng máy tính là nhóm các máy tính và các thiết bị khác được kết nối với nhau.
Làm việc trên các máy tính được chia sẻ các nguồn tài nguyên với nhau gọi là làm việc trong môi trường mạng
Những lợi ích khi dùng mạng máy tính:
Giảm bớt chi phí thông qua việc dùng chung dữ liệu và các thiết bị ngoại vi.
Tiêu chuẩn hoá các phần mềm ứng dụng
Thoả mãn nhu cầu truyền dữ liệu một cách kịp thời
2. Internet
Năm 1969 tại Mỹ các nhà khoa học đã thiết lập mạng máy tính mang tên ARPANET. Ban đầu mạng này chỉ giới hạn được dùng trong Bộ quốc phòng, các trường đại học và các công ty nghiên cứu
a. Sự ra đời của Internet
Những năm đầu, Internet chủ yếu phục vụ cho chính phủ và các nhà khoa học, bởi vì nó không thuận tiện cho người sử dụng, các lệnh giao tiếp rất phức tạp chỉ có những nhà chuyên môn mới có thể hiểu được.
Đến thập niên 90 do sự xuất hiện của World Wide Web ( còn được gọi là "Mạng nhện toàn cầu" ) Internet mới có những bước phát triển nhảy vọt
Ngày nay Internet không chỉ giới hạn trong trường học hay trong giới khoa học nữa mà nó còn đến với các công ty thương mại và tất cả mọi người trên thế giới
Mạng Iternet giúp các công ty có thể liên lạc với khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng vô cùng thân thiện và sinh động
b. Một số ứng dụng của Internet
Nhanh chóng truy cập vào các kho tư liệu khổng lồ với đầy đủ các kiến thức giáo khoa xa xưa đến các đề tài hiện đại.
Mua bán trên mạng khắp trên thế giới một cách thuận tiện và nhanh chóng
Gửi thông điệp cho 1 người hay nhiều người bạn của mình ở bất cứ đâu trên toàn thế giới, nhận và trả lời nhanh những bức thư được.
Tham gia tranh luận hoặc chơi trò chơi với những người cùng sở thích trên toàn thế giới, ngoài ra cũng có thể kết nối với thế giới âm thanh phim ảnh vô cùng sống động
Cho khả năng giải quyết vấn đề một cách tập thể " một bài toán với hàng triệu bộ não cùng suy nghĩ"
Kết luận:
Internet là một phương tiện không thể thiếu đối với bất kỳ cá nhân cũng như tập thể nào trong Xã Hội. Một điều không ai có thể phủ nhận đó là Internet ngày càng có vai trò to lớn trong đời sống tương lai của nhân loại./
Chương II:
Hệ điều hành windows 98
Giới thiệu windows 98
1. Hệ điều hành Windows 98
2. Các thao tác với chuột
Windows 98 là hệ điều hành có giao diện đồ hoạ dùng cho các máy tính để bàn và các máy tính xách tay. Hệ điều hành này tạo ra cách thức làm việc trực quan, có nhiều tính năng tiên tiến để tăng cường sức mạnh của máy PC giúp người sử dụng hoàn thành tốt công việc.
Hình 9: Hình dáng con trỏ chột trong một số trường hợp
3. Đăng nhập vào Windows 98
4. Các biểu tượng trên màn hình Windows 98
Hình 10: Màn hình của Windows XP
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Đức Trung
Dung lượng: |
Lượt tài: 8
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)