GIAO ÁN HSG

Chia sẻ bởi Lo Thi Sinh | Ngày 27/04/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: GIAO ÁN HSG thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ - ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
HÓA HỌC HẠT NHÂN
Ngày soạn: / /
Ngày dạy: / /
Tiết 1+2+3+4: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giáo viên ôn tập lại kiến thức về:
+ Thành phần cấu tạo, kích thước, khối lượng nguyên tử
+ Vỏ nguyên tử : Lớp e, phân lớp e, cấu hình e, đặc điểm của lớp e ngoài cùng
+ Ý nghĩa 4 số lượng tử
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng viết cấu hình e nguyên tử, ion
- Giải bài tập liên quan đến các loại hạt, xác định 4 số lượng tử của 1 e
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Hệ thống lý thuyết và bài tập
2. Học sinh
- Ôn lại toàn bộ kiến thức về cấu tạo nguyên tử
III. PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình, đàm thoại
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên cung cấp lý thuyết từ phần sau đó yêu cầu học sinh vận dụng lý thuyết để làm bài tập
NỘI DUNG

1.Thành phần cấu tạo, kích thước, khối lượng nguyên tử
Proton được Rơzơfo (Rutherford) khám phá vào năm 1919 bằng thí nghiệm bắn phá hạt nhân nitơ bằng hạt anpha.
; Khối lượng, mp=1,6725.10-24g=1,0072u;
Điện tích = 1,602.10-19C = 1+
Kết quả này có ý nghĩa khoa học to lớn, vì đây là lần đầu tiên con người đã có thể biến đổi nguyên tố hóa học này thành nguyên tố hóa học khác.
Nơtron được Chatvich (Chadwick) khám phá vào năm 1932 bằng thí nghiệm bắn phá hạt nhân beri bằng hạt anpha.
; Khối lượng, mn=1,6748.10-24g=1,0086u;
Điện tích = 0
Số điện tích hạt nhân. Nguyên tố hóa học. Đồng vị
Số điện tích hạt nhân, viết ngắn gọn là điện tích hạt nhân, kí hiệu là Z là số proton có trong hạt nhân. Trong nguyên tử, Z= điện tích hạt nhân= số proton = số electron.
Nguyên tố hóa học: Những loại nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân thuộc về cùng một nguyên tố hóa học.
Đồng vị: Những loại nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân nhưng khác nhau về số khối gọi là đồng vị. Thí dụ nguyên tố hidro có ba đồng vị lần lượt là , , và 
2. Vỏ nguyên tử
a. Lớp electron
Trong nguyên tử, mỗi electron có một mức năng lượng nhất định. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp thành một lớp electron.
Thứ tự của lớp tăng dần 1, 2, 3, n thì mức năng lượng của electron cũng tăng dần. Electron ở lớp có trị số n nhỏ bị hạt nhân hút mạnh, khó bứt ra khỏi nguyên tử. Electron ở lớp có trị số n lớn thì có năng lượng càng cao, bị hạt nhân hút yếu hơn và dễ tách ra khỏi nguyên tử.
Lớp electron đã có đủ số electron tối đa gọi là lớp electron bão hoà.
Tổng số electron trong một lớp là 2n2.
Số thứ tự của lớp electron (n)
1
2
3
4

Kí hiệu tương ứng của lớp electron
K
L
M
N

Số electron tối đa ở lớp
2
8
18
32

b.Phân lớp electron
Mỗi lớp electron lại được chia thành các phân lớp. Các electron thuộc cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
Kí hiệu các phân lớp là các chữ cái thường: s, p, d, f.
Số phân lớp của một lớp electron bằng số thứ tự của lớp. Ví dụ lớp K (n =1) chỉ có một phân lớp s. Lớp L (n = 2) có 2 phân lớp là s và p. Lớp M (n = 3) có 3 phân lớp là s, p, d…
Số electron tối đa trong một phân lớp: s chứa tối đa 2 electron, p chứa tối đa 6 electron, d chứa tối đa 10 electron, f chứa tối đa 14 electron.
Lớp electron
Số electron tối đa của lớp
Phân bố electron trên các phân lớp

K (n =1)
2
1s2

L (n = 2)
8
2s22p6

M (n = 3)
18
3s23p63d10

c.Cấu hình electron của nguyên tử
Là cách biểu diễn sự phân bố electron trên các lớp và phân lớp. Sự phân bố của các electron trong nguyên tử tuân theo các nguyên lí và quy tắc sau:
Nguyên lí vững bền: Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt các obitan có mức năng lượng từ thấp lên cao.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lo Thi Sinh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)