Giáo án học kì 2

Chia sẻ bởi Viet Beo | Ngày 25/04/2019 | 190

Chia sẻ tài liệu: Giáo án học kì 2 thuộc Tin học 10

Nội dung tài liệu:

Tiết PPCT
Tuần dạy
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp

33
…….
………..
……….…...
……………
10A6


Chương III: SOẠN THẢO VĂN BẢN
Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
Nắm được các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản, các khái niệm liên quan đến việc trình bày văn bản.
2. Kỹ năng
3. Thái độ
Có thái độ học tập nghiêm túc.
Giáo dục, tạo lập thói quen làm việc, học tập có tổ chức, khoa học.
4. Định hướng năng lực hình thành
Năng lực chung: Hợp tác làm việc nhóm, biết tự giải quyết vấn đề, tự học.
Năng lực riêng: Năng lực nhận biết hệ soạn thảo văn bản.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, công cụ hỗ trợ dạy học.
2. Học sinh: SGK, sách bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP
Kết hợp vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề và thuyết trình; dạy học nhóm
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định tổ chức lớp (1’)
Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
Tổ chức dạy học (43’)
Khởi động
Soạn thảo văn bản trên máy tính trở nên phổ biến và cần thiết hơn bao giờ hết. Sau khi hiểu được cấu trúc máy tính thì ứng dụng đầu tiên chúng ta được làm quen là hệ soạn thảo văn bản.
Hình thành kiến thức
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên-Học sinh

1. Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản
Hệ soạn thảo văn bản là một phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn thảo văn bản: gõ văn bản, sửa đổi, trình bày, lưu trữ và in văn bản.
Đặt vấn đề: GV nêu ra một số vấn đề về soạn thảo văn bản cho HS thảo luận.
H. Nêu một số công việc liên quan đến soạn thảo văn bản?

H. So sánh việc soạn thảo bằng máy tính với việc soạn thảo bằng phương tiện truyền thống?
Các nhóm thảo luận, trình bày ý kiến.

Đ. Làm thông báo, báo cáo, đơn từ, viết bài trên lớp, ….

Đ. PP truyền thống:
– gắn liền soạn thảo và trình bày
– lưu trữ cồng kềnh

a. Nhập và lưu trữ văn bản.
– Soạn thảo văn bản nhanh
– Có thể lưu trữ lại để tiếp tục hoàn thiện hay in ra giấy.
H. Cho biết một số thao tác soạn thảo trên máy tính nhanh hơn các phương tiện truyền thống?
Đ.
– tự động xuống dòng
– độc lập giữa soạn thảo và trình bày

b. Sửa đổi văn bản
– Sửa đổi kí tự và từ
– Sửa đổi cấu trúc văn bản
H. Khi soạn thảo văn bản trên giấy ta thường có các thao tác sửa đổi nào?
Đ. Xoá, chèn, thay thế …

c. Trình bày văn bản
( Khả năng định dạng kí tự
( Khả năng định dạng đoạn văn bản
( Khả năng định dang trang văn bản

( Nhấn mạnh điểm mạnh của các hệ soạn thảo văn bản là có thể lựa chọn cách trình bày phù hợp và đẹp mắt.

H. Cho biết các kiểu định dạng kí tự, đoạn văn bản, trang văn bản mà các em biết?

( GV giới thiệu một số văn bản trình bày đẹp, để học sinh tham khảo.







Đ.
( Định dạng kí tự:
+ Cỡ chữ, kiểu chữ,…
( Định dạng đoạn văn bản:
+ Vị trí lề trái, phải.
+ Căn lề, …
( Định dạng trang văn bản:
+ Hướng giấy
+ Tiêu đề trang, …

2. Một số qui ước trong việc gõ văn bản
a. Các đơn vị xử lí trong văn bản
– Kí tự (character).
– Từ (word).
– Câu (sentence).
– Dòng (line).
– Đoạn văn bản (paragraph)
– Trang (page).
( GV giới thiệu thêm một số công cụ giúp tăng hiệu quả của việc soạn thảo văn bản.

H. Hãy nêu một số chức năng khác của hệ soạn thảo văn bản mà các em biết ?




Đ.
– Tìm kiếm và thay thế.
– Đánh số trang tự động.
– Kiểm tra chính tả.


b. Một số qui ước trong việc gõ văn bản
– Các dấu ngắt câu như: (.), (,), (:), (;), (!), (?), phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu sau đó vẫn còn nội dung.
– Giữa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Viet Beo
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)