Giáo án học kì 1

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lài | Ngày 26/04/2019 | 167

Chia sẻ tài liệu: Giáo án học kì 1 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 26/8/2019
Tiết PPCT: 1, 2, 3
Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Về kiến thức
- Nêu được khái niệm pháp luật.
- Hiểu được các đặc trưng cơ bản của pháp luật.
- Hiểu được bản chất của pháp luật
- Hiểu được mối quan hệ của PL đạo đức.
- Nắm được vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội.
2.Về kĩ năng
- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.
3.Về thái độ
- Có ý thức tôn trọng PL; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật.
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực tự học
- Năng lực tư duy phê phán.
- Năng lực làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV GDCD lớp 12.
- Luật phòng chống ma tuý, Bộ luật hình sự, các tài liệu liên quan
- Máy tính, màn chiếu....
2. Học sinh
- SGK, vở ghi
- Đọc tìm hiểu bài trước khi đến lớp.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Giảng giải, thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động
* Mục tiêu: Kích thích học sinh tự tìm hiểu về pháp luật.
* Cách tiến hành:
- GV: Yêu cầu HS đọc tình huống
Lan và Hà tranh luận với nhau về vai trò của pháp luật đối với công dân Lan khẳng định: pháp luật rất cần thiết cho mỗi công dân, vì đây là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình, Hà lại cho rằng: Mình có thấy pháp luật cần thiết cho mình đâu. Mình cần gì pháp luật nhỉ? Không có pháp luật thì mình cảm thấy thoải mái hơn, có pháp luật mình cảm thấy vướng, gò bó thêm
GV: Các em đồng ý với ý kiến bạn nào? Vì sao?
GV: Gọi 1,2 học sinh trả lời
GV: Trong cuộc sống pháp luật có cần thiết cho mỗi công dân không?
HS: Trả lời
GV: Kết luận
Trong lịch sử phát triển của các xã hội việc từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là nhiệm vụ quan trọng hang đầu. Tại sao pháp luật có via trò quan trọng như vậy? Pháp luật có mối quan hệ như thế nào đối với các lĩnh vực trong xã hội… Để tra lời câu hỏi này chúng ta tìm hiểu bài pháp luật và đời sống.
Tiết 1:
Hoạt động cơ bản của giáo viên và HS
Nội dung bài học

2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Xử lí thông tin tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật.
* Mục tiêu:
- HS trình bày được khái niệm thực hiện pháp luật.
- Rèn luyện NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề cho HS.
* Cách tiến hành:
GV cho HS biết về tình huống (chiếu trên màn hình).
Tình huống:
- Không thờ cúng tổ tiên
- Vi phạm ATGT như vượt đèn đỏ, đi xe máy không đội mủ bảo hiểm
GV: Theo em cả 2 trường hợp trên có bị phạt tiền không? vì sao?
HS: Trả lời
HS: Bổ sung
GV: Qua hai ví dụ trên em hiểu như thế nào về pháp luật? GV Ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng phụ.
GV : Kết luận.
* Kết luận :
GV định hướng HS :
- Không thờ cúng tổ tiên là không VPPL.
- Hành vi vượt đèn đỏ, đi xe máy không đội mủ bảo hiểm là VPPL:
Vì: Làm như vậy là không tuân thủ Luật Giao thông đường bộ.
- GV: Chốt lại
Hỏi: Em hãy kể tên một số luật mà em biết, những luật đó do ai ban hành, nhằm mục đích gì?
- HS trả lời:
- GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng phụ.
- GV chính xác hóa ý kiến của HS.
* Kết luận :
- Hiến pháp 2013; Luật hôn nhân và gia đình 2014; Luật hình sự…
- Những luật trên do nhà nước xây dựng và ban hành.
- Mục đích: Để quản lí đất nước bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển, bảo đảm các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
Hỏi: Vậy pháp luật là gì?
HS dựa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lài
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)