Giáo án học kì 1

Chia sẻ bởi Ngô Thị Thùy Nhung | Ngày 25/04/2019 | 119

Chia sẻ tài liệu: Giáo án học kì 1 thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 1/3/2017
Ngày dạy: Tiết KHDH: 56

CHƯƠNG VI: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Bài 32: NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa nội năng trong nhiệt động lực học.
- Chứng minh được nội năng của một vật phụ thuộc nhiệt độ và thể tích.
- Nêu được các ví dụ cụ thể về thực hiện công và truyền nhiệt. Viết công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
2. Kĩ năng
- Giải thích được một cách định tính một số hiện tượng đơn giản về sự biến thiên nội năng.
- Vận dụng công thức tính nhiệt lượng để giải các bài tập trong SGK và các bài tập tương tự.
3. Thái độ
- Tự tin đưa ra ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ ở lớp, ở nhà.
- Chủ động trao đổi thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên.
- Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu thực hiện ở nhà.
- Tích cực hợp tác, tự học để lĩnh hội kiến thức
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài
Khái niệm nội năng
Các cách làm thay đổi nội năng
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt:
Năng lực thành phần
Mô tả mức độ thực hiện trong chủ đề

K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí
- Phát biểu được định nghĩa nội năng, sự biến thiên nội năng.
- Nêu được đơn vị của nội năng
- Biết được nhiệt lượng là gì. Công thức tính nhiệt lượng, tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức
- Nêu được các cách làm thay đổi nội năng

K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí

- Chỉ ra được sự phụ thuộc của một vật vào nhiệt độ và thể tích.
- Nêu rõ được sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng khác nhau với nhau

K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Giải bài tập liên quan

K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp,…) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn
- Giải thích nhiều hiện tượng trong đời sống và kĩ thuật.
Ví dụ: nồi áp suất, đun nước, bình thủy, máy điều hòa nhiệt độ


P1: Ðặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí
- Đặt ra những câu hỏi liên quan tới nội năng: Tại sao thực hiện công và truyền nhiệt lại làm thay đổi nội năng?
- Tại sao quá trình đẳng tích là quá trình truyền nhiệt?
- Tại sao hiệu suất của động cơ nhiệt luôn nhỏ hơn1?

P2: Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó
- Mô tả được những hiện tượng trong thực tế bằng ngôn ngữ vật lí: đâu là quá trình truyền nhiệt, nhận nhiệt, quá trình nhận công, thực hiện công.

P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí
-Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau: đọc sách giáo khoa Vật lí, sách tham khảo, báo chí, các thông tin khoa học, Internet… để tìm hiểu nội năng và sự biến thiên nội năng, các nguyên lý của NĐLH

X2: Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí
-Phân biệt được những mô tả hiện tượng tự nhiên: vật truyền nhiệt hay nhận nhiệt; nhận công hay thực hiện công; nhiệt truyền từ vật nóng sang lạnh hay lạnh sang nóng.

X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau
-So sánh những nhận xét từ thực tế và kết luận nêu ở sách giáo khoa Vật lí 10.

X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ).
- Ghi chép các nội dung hoạt động nhóm.
- Ghi nhớ các kiến thức:

X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí
- Trình bày được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Thùy Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)