Giáo án học kì 1

Chia sẻ bởi Hoàng Hưu Phi | Ngày 25/04/2019 | 262

Chia sẻ tài liệu: Giáo án học kì 1 thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng
A. ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
B. ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
C ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
D. ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Khi góc tới tăng 2 lần thì góc khúc xạ
A. tăng 2 lần. C. tăng 1,4142 lần
B. tăng 4 lần. D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
Nhận định nào sau đây về hiện tượng khúc xạ là không đúng
A. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.
B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.
C Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0.
D. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.
Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trong đó so với
A. chính nó. B. chân không. C. không khí. D. nước.
Khi chiếu ánh sáng đơn sắc từ không khí vào một khối chất trong suốt đi góc tới 600 thì góc khúc xạ là 300. Khi chiếu cùng ánh sáng đơn sắc đó từ khối chất đã cho ra không khí với góc tới 300 thì góc khúc xạ
A. nhỏ hơn 300. B. bằng 600.
C. lớn hơn 600. D. không xác định được.
Chiếu một ánh sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 450 thì góc khúc xạ bằng 300. Chiết suất tuyệt đôi của môi trường này là
A. 1,4142. B. 1,732 C. 2. D. 1,225.
Khi chiếu một tia sáng từ chân không vào một môi trường trong suốt thì thấy tia phản xạ vuông góc với tia tới góc khúc xạ chỉ có thể nhận giá trị là
A. 400. B. 500. C. 600. D. 700.
Trong trường hợp sau đây, tia sáng không truyền thẳng khi
A. truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt có cùng chiết suất.
B. tia tới vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
C. tia tới có hướng đi qua tâm của một quả cầu trong suốt.
D. truyền xiên góc từ không khí vào kim cương.
Một tia sáng đi từ nước ra không khí thì tia khúc xạ:
A. ở phía bên kia của pháp tuyến so với tia tới và gần mặt phân cách hơn tia tới.
B. ở cùng phía của pháp tuyến so với tia tới và gần mặt phân cách hơn tia tới.
C. ở phía bên kia của pháp tuyến so với tia tới và gần pháp tuyến hơn tia tới.
D. ở cùng phía của pháp tuyến so với tia tới và gần pháp tuyến hơn tia tới.
Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường:
A. cho biết tia sáng khúc xạ nhiều hay ít khi đi từ môi trường này vào môi trường kia.
B. càng lớn khi góc tới của tia sáng càng lớn.
C. càng lớn khi góc khúc xạ càng nhỏ.
D. bằng tỉ số giữa góc khúc xạ và góc tới.
Chọn phát biểu đúng về hiện tượng khúc xạ. Đối với một cặp môi trường trong suốt nhất định thì:
A. tỉ số giữa góc tới và góc khúc xạ luôn là hằng số.
B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới.
C. góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới.
D. khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chiết suất tỉ đối của môi trường chiết quang nhiều so với môi trường chiết quang ít thì nhỏ hơn đơn vị.
B. Môi trường chiết quang kém có chiết suất tuyệt đối nhỏ hơn đơn vị
C. Chiết suất tỉ đối của môi trường 2 so với môi trường 1 bằng tỉ số chiết suất tuyệt đối n2 của môi trường 2 với chiết suất tuyệt đối n1 của môi trường 1
D. Chiết suất tỉ đối của hai môi trường luôn lớn hơn đơn vị vì vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc lớn nhất
Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1, của thuỷ tinh là n2. Chiết suất tỉ đối khi tia sáng đó truyền từ nước sang thuỷ tinh là:
A. n21 = n1/n2 B. n21 = n2/n1 . C. n21 = n2 – n1 D. n12 = n1 – n2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Hưu Phi
Dung lượng: | Lượt tài: 9
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)