Giáo án HĐKP Đôi bàn tay

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hương | Ngày 05/10/2018 | 61

Chia sẻ tài liệu: Giáo án HĐKP Đôi bàn tay thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Khám phá “ Đôi bàn tay kỳ diệu”
GVTH: Nguyễn Thị Hương
Đơn vị: Trường MN Tân Ươc
Đối tượng: Mẫu giáo bé (3-4 tuổi)
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức: - Trẻ biết được cấu tạo của đôi bàn tay. Tên của các bộ phận.
- Trẻ biết được đôi bàn tay có tác dụng, ích lợi gì? Và quan trọng như thế nào đối với con người.
2. Kỹ năng:
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
- Trẻ có kỹ năng vận động các ngón tay và đốt ngón tay.
- Trẻ biết sử dụng đôi bàn tay khéo léo để làm những công việc đơn giản và phù hợp với trẻ.
3. Thái độ:
- Giữ gìn vệ sinh cho đôi bàn tay, giáo dục lễ giáo cho trẻ.
- Hứng thú tham gia vào hoạt động từ đầu đến cuối.
II. chuẩn bị:
- Máy chiếu, máy tính.
- Bài hát: “Múa cho mẹ xem”.
- Trò chơi: “Dấu tay”, “ Thi xem ai nhanh”, “Con kiến”.
- Giấy A4, màu sáp, màu nước, phấn, bảng.
- Hình ảnh đôi bàn tay, một số hình ảnh cô và trẻ sử dụng đôi bàn tay để tham gia vào một số hoạt động.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

1.Ổn định tổ chức - gây hứng thú.
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi: “ Dấu tay ”
+ Chơi lần 1: Cô yêu cầu trẻ đưa cả 2 bàn tay xinh về phía trước.
+ Chơi lần 2: Cô yêu cầu trẻ đưa bàn tay phải (trái) ra phía trước.
+ Cô cùng trẻ chơi 2-3 lần.
+ Mỗi bạn có mấy bàn tay?
+ Hai bàn tay còn được gọi là gì?
2. Phương pháp hình thức tổ chức:
HĐ 1: Khám phá “ Đôi bàn tay kỳ diệu ”.
- Hôm nay cô cùng các con sẽ khám phá xem đôi bàn tay kỳ diệu như thế nào nhé!
- Cô cho trẻ về chỗ ngồi hình chữ U.
* Cô trẻ hướng lên màn hình máy chiếu. Cô đưa hình ảnh đôi bàn tay ra cho trẻ quan sát và nhận xét.
- Hình ảnh đôi bàn tay úp xuống. Ai có nhận xét gì về đôi bàn tay này?
- Đôi bàn tay được để ở tư thế nào?
- Khi đôi bàn tay úp xuống chúng mình nhìn thấy gì?
- Khi bàn tay ngửa lên thì chúng mình nhìn thấy gì?
- Ngoài mu bàn tay, lòng bàn tay ra bàn tay còn có những gì?
* Cô cho trẻ đưa 2 bàn tay của trẻ về phía trước.
- Cô hỏi tập thể trẻ có mấy bàn tay? Và cô hỏi cá nhân trẻ khi úp bàn tay xuống chúng mình nhìn thấy gì?
- Khi lật bàn tay lên chúng mình nhìn thấy gì?
- Cô cho trẻ đếm các ngón tay trên một bàn tay.
- Các con đếm xem mỗi một bàn tay có mấy ngón tay?
- Trên ngón tay còn có gì?
- Cô cho trẻ chơi làm động tác rèn kỹ năng vận động các đốt ngón tay.
- Cô cho trẻ đứng dậy và chơi trò chơi: “ Thi xem ai nhanh ”
+ Cô yêu cầu trẻ xòe bàn tay ra và nắm bàn tay vào theo hiệu lệnh của cô.
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Con kiến ”
“ Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt leo vào leo ra …”
- Nhờ đâu mà chúng mình vận động được các ngón tay một cách dễ dàng?
* Cô thấy các bạn trả lời câu hỏi rất giỏi, cô thưởng cho chúng mình một tràng pháo tay!
- Chúng mình vừa sử dụng đôi bàn tay để làm gì?
* Nhờ có bàn tay, ngón tay và các đốt ngón tay mà hàng ngày chúng mình đã làm được rất nhiều việc. Đó là những công việc gì?
- Cô cho trẻ kể về những công việc mà hàng ngày trẻ được làm với đôi bàn tay.
- Chúng mình cùng hướng lên màn hình và xem đôi bàn tay hàng ngày làm được những công việc gì nhé!
- Cô cho trẻ xem một số hình ảnh cô và trẻ làm một số công việc nhờ vào đôi bàn tay. ( Học bài, chơi đồ chơi, cắm hoa, ăn cơm, múa…)
+ Đôi bàn tay của chúng mình đang làm gì?
+ Khi học bài thì bàn tay phải của các bạn dùng để làm gì? Bàn tay trái làm gì?...
* Cô cùng trẻ múa theo nhạc bài: “ Múa cho mẹ xem ”
* Muốn có đôi bàn tay thật xinh đẹp, sạch sẽ thì hàng ngày chúng mình phải làm gì?
* Khi bố
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)