Giáo án hay
Chia sẻ bởi Hoàng Trung Bằng |
Ngày 26/04/2019 |
81
Chia sẻ tài liệu: giáo án hay thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
GIÁO ÁN DỰ THI
GV: Hoàng Trung Bằng
Tiết 28:Bài 9:PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC ( Tiết 02 )
TIÊU BÀI MỤC HỌC
Về kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước trong các lĩnh vực: Xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh.
Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật trong việc phát triển xã hội, môi trường và quốc phòng, an ninh.
Về kỹ năng:
Biết thực hiện nghĩa vụ của công dân về phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội, môi trường và quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
Về thái độ:
Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về kinh tế, văn hóa-xã hội, môi trường và quốc phòng, an ninh.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giáo viên sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
+ Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm và sử dụng phiếu học tập.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
SGK cùng các tư liệu, tài liệu có liên quan, bảng phụ và phiếu học tập.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ: Em hãy nói rõ vai trò của pháp luật trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa?
Giảng bài mới:
Giáo viên giới thiệu nội dung tiết dạy: Hôm trước trong tiết một chúng ta đã đề cập tới vai trò của pháp luật trong các lĩnh vực văn hóa và xã hội. Qua đó các em đã thấy được pháp luật có một vai trò rất to lớn, là công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thúc đẩy và phát triển bền vững đất nước. Trong tiết hôm nay thầy trò ta tiếp tục nói tới vai trò của pháp luật đối với các lĩnh vực xã hội, môi trường và quốc phòng, an ninh. Bây giờ mời các em đi vào nội dung của tiết học.
Tiết 28-Bài 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC.
Hoạt động của Thầy và Trò
Trọng tâm kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của pháp luật trong lĩnh vực xã hội.
Gv giới thiệu: Nền kinh tế thị trường đã mở ra rất nhiều cơ hội để tăng trưởng kinh tế đất nước, tuy nhiên nó cũng đã làm thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội. Có nghĩa là những vấn đề xã hội nảy sinh và cần được giải quyết.
Vậy, theo các em đó là những vấn đề gì?
Yêu cầu học sinh trả lời:
Đó chính là vấn đề về dân số và giải quyết việc làm; bất bình đẳng xã hội; khoảng cách giàu nghèo; sức khỏe nhân dân; nghèo đói; tệ nạn xã hội; đạo đức và lối sống không lành mạnh…
Gv: Để khắc phục những vấn đề này, ngoài việc đề ra đường lối chính sách, nhà nước cũng rất quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Coi pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để giải quyết các vấn đề xã hội.
Gv hỏi: Vậy vai trò đó của pháp luật thể hiện như thư thế nào?
Yêu cầu học sinh trả lời:
-Pháp luật thúc đẩy sự phát triển trong các lĩnh vực xã hội.
-Pháp luật góp phần tích cực vào việc bảo đảm tiến bộ và công bằng xã họi trên phạm vi cả nước.
Như: Giải quyết vấn đề dân số và việc làm; xóa đói, giảm nghèo; phòng chống các tệ nạn xã hội..
Gv hỏi: Như vậy, nếu không có pháp luật mà chỉ có các chủ trương chính sách thì những vấn đề trong xã hội có được giải quyết triệt để không? Vì sao?
Yêu cầu học sinh trả lời:
-Không, vì pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố cần thiết để diều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
-Các chủ trương, chính sách của Đảng nếu không có pháp luật đi kèm thì không thể phát huy được tác dụng và hiệu quả của mình.
Gv hỏi: Vậy, hiện nay nhà nước ta đã ban hành những bộ luật nào liên quan đến việc giải quyết các vấn đề xã hội?
Yêu cầu học sinh trả lời:
- Luật: Hôn nhân- Gia điình
- Luật: Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân
- Luật: Dân sự
- Luật: Hình sự
- Pháp lệnh dân số…
Gv: Như vậy, đến đây chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của pháp luật đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh trong
GV: Hoàng Trung Bằng
Tiết 28:Bài 9:PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC ( Tiết 02 )
TIÊU BÀI MỤC HỌC
Về kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước trong các lĩnh vực: Xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh.
Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật trong việc phát triển xã hội, môi trường và quốc phòng, an ninh.
Về kỹ năng:
Biết thực hiện nghĩa vụ của công dân về phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội, môi trường và quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
Về thái độ:
Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về kinh tế, văn hóa-xã hội, môi trường và quốc phòng, an ninh.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giáo viên sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
+ Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm và sử dụng phiếu học tập.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
SGK cùng các tư liệu, tài liệu có liên quan, bảng phụ và phiếu học tập.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ: Em hãy nói rõ vai trò của pháp luật trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa?
Giảng bài mới:
Giáo viên giới thiệu nội dung tiết dạy: Hôm trước trong tiết một chúng ta đã đề cập tới vai trò của pháp luật trong các lĩnh vực văn hóa và xã hội. Qua đó các em đã thấy được pháp luật có một vai trò rất to lớn, là công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thúc đẩy và phát triển bền vững đất nước. Trong tiết hôm nay thầy trò ta tiếp tục nói tới vai trò của pháp luật đối với các lĩnh vực xã hội, môi trường và quốc phòng, an ninh. Bây giờ mời các em đi vào nội dung của tiết học.
Tiết 28-Bài 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC.
Hoạt động của Thầy và Trò
Trọng tâm kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của pháp luật trong lĩnh vực xã hội.
Gv giới thiệu: Nền kinh tế thị trường đã mở ra rất nhiều cơ hội để tăng trưởng kinh tế đất nước, tuy nhiên nó cũng đã làm thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội. Có nghĩa là những vấn đề xã hội nảy sinh và cần được giải quyết.
Vậy, theo các em đó là những vấn đề gì?
Yêu cầu học sinh trả lời:
Đó chính là vấn đề về dân số và giải quyết việc làm; bất bình đẳng xã hội; khoảng cách giàu nghèo; sức khỏe nhân dân; nghèo đói; tệ nạn xã hội; đạo đức và lối sống không lành mạnh…
Gv: Để khắc phục những vấn đề này, ngoài việc đề ra đường lối chính sách, nhà nước cũng rất quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Coi pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để giải quyết các vấn đề xã hội.
Gv hỏi: Vậy vai trò đó của pháp luật thể hiện như thư thế nào?
Yêu cầu học sinh trả lời:
-Pháp luật thúc đẩy sự phát triển trong các lĩnh vực xã hội.
-Pháp luật góp phần tích cực vào việc bảo đảm tiến bộ và công bằng xã họi trên phạm vi cả nước.
Như: Giải quyết vấn đề dân số và việc làm; xóa đói, giảm nghèo; phòng chống các tệ nạn xã hội..
Gv hỏi: Như vậy, nếu không có pháp luật mà chỉ có các chủ trương chính sách thì những vấn đề trong xã hội có được giải quyết triệt để không? Vì sao?
Yêu cầu học sinh trả lời:
-Không, vì pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố cần thiết để diều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
-Các chủ trương, chính sách của Đảng nếu không có pháp luật đi kèm thì không thể phát huy được tác dụng và hiệu quả của mình.
Gv hỏi: Vậy, hiện nay nhà nước ta đã ban hành những bộ luật nào liên quan đến việc giải quyết các vấn đề xã hội?
Yêu cầu học sinh trả lời:
- Luật: Hôn nhân- Gia điình
- Luật: Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân
- Luật: Dân sự
- Luật: Hình sự
- Pháp lệnh dân số…
Gv: Như vậy, đến đây chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của pháp luật đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Trung Bằng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)