Giáo án giáo dục công dân lớp 11 HK I

Chia sẻ bởi Trần Thị Thu Trâm | Ngày 26/04/2019 | 73

Chia sẻ tài liệu: Giáo án giáo dục công dân lớp 11 HK I thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:


Tuần 1,2.
Tiết 1,2 :
Bài 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Mục tiêu bài học: Học xong bài này, học sinh cần đạt được:
Về kiến thức:
Nêu được thế nào là sản xuất của cải vật chất và vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội.
Nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng.
Nêu được thế nào là phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
Về kĩ năng:
Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân.
Về thái độ:
Tích cực tham gia xây dựng kinh tế gia đình và địa phương.
Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần xây dựng kinh tế đất nước.
Phương pháp dạy học:
Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề.
Phương tiện dạy học:
SGK, SGV và một số tư liệu khác trên báo chí, internet...
Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ.
Vào bài mới:
Dạy bài mới

Nội dung
Hoạt động của GV và HS

Sản xuất của cải vật chất :
a ).Thế nào là sản xuất của cải vật chất ?





- Là sự tác động của con người vào tự nhiên làm biến đổi tự nhiên thành những sản phẩm phù hợp nhu cầu con người


b). Vai trò của sản xuất của cải vật chất:





- Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội





- Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội




Tóm lại, sản xuất của cải vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội ,quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội .



Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất:

Sức lao động :

Là toàn bộ những năng lực về thể chất và tinh thần của con người được vậndụng vào quá trình sản xuất .

-Lao động là hoạt động có mục đích ,có ý thức của con người nhằm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu con người .



b) Đối tượng lao động :

Là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp mục đích con người.

Đối tượng lao động có 2 loại :
-Loại có sẵn trong tự nhiên
-Loại đã trải qua tác động của lao động

c) Tư liệu lao động :
Là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động nhằm biến đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu con người .

Tư liệu lao động có 3 loại :


Công cụ lao động .
Hệ thống bình chứa của sản xuất .
Kết cấu hạ tầng sản xuất .



Hoạt động 1
GV:Hoạt động sản xuất của cải vật chất là những hoạt động nhằm phục vụ đời sống con người
Hỏi: Kể tên những hoạt động này ?
HS: Trồng trọt ,chăn nuôi
May mặc ,sản xuất hàng tiêu dùng
Xây dựng nhà cửa...
Hỏi:Sản xuất của cải vật chất là gì?
HS: Trả lời
GV: Giảng giải


Hoạt động 2
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cũ (Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức )
Hỏi :Thực tiễn có những vai trò cơ bản nào? Trong những hoạt động ấy ,hoạt động nào quan trọng nhất ? Vì sao ?
HS:Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
Thực tiễn là động lực của nhận thức
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí


Hỏi: Em hãy chứng minh vai trò đầu tiên ?
Con người sống có nhu cầu ăn, mặc, ở...( do hoạt động sản xuất CSVC tạo ra), sau đó con người mới làm chính trị, nghiên cứu khoa học.
( Xã hội sẽ không tồn tại nếu hoạt động sản xuất CSVC ngừng.

Hỏi: Yêu cầu HS chứng minh.
( Hoạt động sản xuất CSVC là tiền đề, là cơ sở thúc đẩy các hoạt động khác của xã hội.
Thông qua SXCSVC bản thân con người ngày càng hoàn thiện và phát triển.

Hoạt động 3
Một quá trình sản xuất gồm 3 yếu tố :
- Sức lao động
- Đối tượng lao động
- Tư liệu lao động
GV:Đưa tình huống :
- Làm bài tập ước chừng khả năng điểm
- May một bộ quần áo -thời gian xong
Hỏi :Em hiểu sức lao động là gì ?
HS:Trả lời
GV:Kết luận
Nhấn mạnh :sức lạo động =thể lực +trí lực
(thiếu một trong 2 yếu tố thì không có sức lao động )

GV:Nêu một số ví dụ về lao động :
- GV đang dạy học
- Nông dân đang làm ruộng
- Công nhân đang xây nhà...
Hỏi :Em hiểu lao động là gì ?
HS :Trả lời
GV :Kết luận
Hỏi :Em hãy phân biệt sức lao động với lao động ?
HS : Trả lời


GV:Giảng giải về đối tượng lao động sau đó gọi học sinh cho ví dụ về 2 loai đối tượng lao động
GVnhấn mạnh cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật ,đối tượng lao động ngày càng phát hiện dần theo thời gian
- Cây mía làm nhiên liệu
- Sọ dừa dùng sản xuất than hoạt tính

Gọi học sinh cho ví dụ về tư liệu lao động
HS:máy móc ,cuốc ...
GV nhấn mạnh :Tuỳ mục đích sử dụng mà một vật có khi là đối tượng lao động ,có khi là tư liệu lao động .
Ví dụ :Gỗ là đối tượng lao động của người thợ mộc nhưng là tư liệu lao động của người thợ chống lò .
Gọi HS cho ví dụ tương tự

Củng cố kiến thức: Trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất, yếu tố nào quan trọng nhất ? Vì sao ?
Tiết 2:
Nội dung
Hoạt động của GV và HS

Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội:
Phát triển kinh tế:

Là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với một cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội.


Tăng trưởng kinh tế:
Là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố sản xuất ra nó trong một thời kì nhất định.



Cơ cấu kinh tế là tổng thể mối quan hệ hữu cơ, phụ thuộc và quy định lẫn nhau về quy mô, trình độ giữa các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và các thành phần kinh tế.








Đảm bảo sự tiến bộ và công bằng xã hội ,tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ.





b)Ý nghiã của phát triển kinh tế đối với cá nhân ,gia đình và xã hội :
- Đối với cá nhân :
Có điều kiện phát triển toàn diện ,chăm lo sức khoẻ và nâng cao tuổi thọ ,đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vật chất và tinh thần .




-Đối với gia đình :
Tạo điều kiện để gia đình thực hiện tốt các chức năng của mình để gia đình hạnh phúc ,tạo điều kiện để xã hội phát triển bền vững.




Đối với xã hội :
+Tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội,giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em .

+Tạo điều kiện để giải quyết công ăn việc làm ,giảm thất nghiệp .

+Tạo tiền đề vật chất để phát triển văn hoá ,giáo dục ,y tế.

+Củng cố an ninh quốc phòng ,tăng cường hiệu lựu quản lí của nhà nước .

+Đối với nước ta phát triển kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu về kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới .

Hoạt Động 1
Cả lớp thảo luận: phát triển kinh tế là gì ?

HS: Trả Lời.

GV: Kết Luận

Nhìn vào khái niệm, nhận thấy phát triển kinh tế có 3 nội dung cơ bản:
Tăng trưởng kinh tế
Cơ cấu kinh tế
Tiến bộ và công bằng xã hội

GV: quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế là tiêu chí để đánh giá sự phát triển kinh tế. Người ta dùng gnp và gdp để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế.


GV: nhấn mạnh: cơ cấu ngành là quan trọng nhất.
CN
Ngành NN
DV
Vùng ( 7 vùng sinh thái)
( 3 vùng trọng điểm)
Thành phần ( 5 thành phần kinh tế)
Cơ cấu kinh tế hợp lí là cơ cấu kinh tế thay đổi theo chiều hướng tiến bộ. tỉ trọng CN-DV chiếm tỉ trọng lớn trong TSPQD.







Hoạt động 2
Chia lớp 3 nhóm :
-Nhóm 1:Đối với cá nhân
-Nhóm 2:Đối với gia đình



- Nhóm 3: Đối với xã hội

Đại diện trả lời .

V.Củng cố kiến thức :
1. Vì sao sự phát triển kinh tế phải đặt trong mối quan hệ với sự gia tăng dân số và bảo vệ môi trường ?
2. Trình bày những nội dung cơ bản của phát triển kinh tế và biểu hiện của nó ở nước ta hiên nay ?














Tuần 3,4 ,5 :
Tiết 3,4 ,5:
Bài 2 : HÀNG HOÁ-TIỀN TỆ -THỊ TRƯỜNG


I. Mục tiêu bài học :
Học xong bài này ,học sinh cần đạt được :
1.Về kiến thức :
-Hiểu được khái niệm hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá .
- Nêu được nguồn gốc, bản chất ,chức năng của tiền và quy luật lưu thông tiền tệ .
- Nêu được khái niệm thị trường ,các chức năng cơ bản của thị trường.
2. Về kĩ năng:
-Biết phân biệt giá trị với giá cả hàng hoá
-Biết nhận xét tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hoá ở địa phương .
3. về thái độ :
Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hoá ,tiền tệ và sản xuất hàng hoá .
II. Phương pháp dạy học :
Thuyết trình ,đàm thoại ,nêu vấn đề .
III. Phương tiên dạy học :
SGK,SGV và một số tài liệu có liên quan .
IV. Tiến trình dạy học :
-Ổn định tổ chức .
-Kiểm tra bài cũ .
-Dạy và học bài mới :
Nội dung cơ bản
 Hoạt động của GV và HS

1.Hàng hoá :
a) Hàng hoá ?

Là sản phẩm của lao động ,có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi ,mua bán .
Ví dụ :quần áo ,sách vở .
















b) Thuộc tính của hàng hoá :


-Giá trị sử dụng của hàng hoá :
Là công dụng của vật phẩm ,có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người .









- Giá trị của hàng hoá :



+ Gía trị trao đổi là một quan hệ về số lượng hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau .











+ Gía trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá đó .






+ Lượng giá trị hàng hoá được đo bằng số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa như: giây, phút, giờ, ngày, tháng...







Thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa của từng người được gọi là thời gian lao động cá biệt.


Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định



Trên thị trường người ta căn cứ vào TGLĐXH cần thiết để trao đổi hàng hoá








Tóm lại, hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính:giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá .Đó là sự thống nhất của hai mặt đối lập mà nếu thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hoá .
 Hoạt động 1
GV:Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã từng tồn tại 2 hình thức kinh tế rõ rệt :
+Kinh tế tự nhiên .
+Kinh tế hàng hoá .
Lập bảng so sánh :+mục đích sản xuất
+phương thức và công cụ sx.
+phạm vi sản xuất .
Như vậy ,kinh tế hàng hoá là hình thức sản xuất ra sản phẩm để bán ,trao đổi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thu Trâm
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)