Giáo án giáo dục công dân lơp 11 giảm tải

Chia sẻ bởi Tạ Xuân Kính | Ngày 26/04/2019 | 80

Chia sẻ tài liệu: Giáo án giáo dục công dân lơp 11 giảm tải thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:



TUẦN 18. THI HỌC KÌ CÁC MÔN CHUNG


TUẦN 19 và 20.
PPCT: Tiết 19 và 20.
Bài 9:
NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
( 2 tiết )
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được nguồn gốc, bản chất của nhà nước.
- Nêu được thế nào là Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, bản chất, chức năng của Nhà nước pháp quyền XHCN VN
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN VN
2. Kỹ năng:
Biết phân biệt được sự khác nhau về bản chất giai cấp giữa nhà nước pháp quyền XHCN với các kiểu nhà nước bóc lột.
3. Thái độ:
Tôn trọng. tin tưởng vào nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa VN.
II. Nội dung trọng tâm:
- Nguồn gốc của nhà nước.
Khái niệm, bản chất, chức năng của nhà nước pháp quyền XHCN VN
Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN VN.
III. Phương pháp và phương tiện dạy học:
1. Phương pháp giảng dạy:
Sử dụng kết hợp các phương pháp thuyết trình, giảng giải, trực quan, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, đàm thoại.
2. Phương tiện dạy học
- SGK, SGV, giáo án GDCD 11
- Bài tập và câu hỏi tình huống GDCD 11
- Các thông tin, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
IV. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (Mới thi học kì xong nên không kiểm tra bài cũ)
3. Dạy bài mới.
Giới thiệu bài mới: Từ khi hình thành xã hội theo em đã có nhà nước hay chưa? Vậy nhà nước có từ khi nào? Vậy để làm sáng tỏ vấn đề này hôm nay cô và các em đi tìm hiểu bài 9.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản

TIẾT 1:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguồn gốc của nhà nước.
* Mục tiêu: HS hiểu về nguồn gốc của nhà nước
* Cách tiến hành:
- HS đọc to phần 1.a) SGK trang 74 -75
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm TL các vấn đề sau:
Nhóm 1: Tại sao trong xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nước.
Nhóm 2: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử xuất hiện khi nào? Nguyên nhân?
Nhóm 3: Yếu tố nào đóng vai trò chính đối với sự ra đời của nhà nước?
Nhóm 4: Giai cấp nào có quyền lập ra nhà nước? Vì sao?
- HS: Đại diện các nhóm trình bày kết quả TL.
- GV: Cho các nhóm tranh luận bổ sung và rút ra kết luận.
Hoạt động 2: Thảo luận lớp tìm hiểu thế nào là nhà nước pháp quyền XHCN VN.
* Mục tiêu: HS nắm được thế nào là nhà nước pháp quyền XHCNVN.
* Cách tiến hành:
- GV: Em hiểu thế nào là nhà nước pháp quyền?
- HS trả lời: Nhà nước pháp quyền là nhà nước đảm bảo hai điều kiện:
+ Quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật.
+ Tất cả mọi công dân, tổ chức đều phải thực hiện trên cơ sở pháp luật, kể cả người đứng đầu nhà nước.
- GV đặt vấn đề: Trong lịch sử nhà nước có kiểu nhà nước nào không phải nhà nước pháp quyền không ?
- HS trả lời cá nhân
- GV gợi ý cho HS và kết luận:
Nhà nước Phong kiến không phải là nhà nước pháp quyền, đó là nhà nước quân chủ vì Vua đặt ra pháp luật nhưng không bị ràng buộc bởi luật đó. Còn nhà nước chủ nô, tư sản, XHCN đều là nhà nước pháp quyền. Nhưng nhà nước pháp quyền XHCN có những đặc trưng riêng, đó là nhà nước của dân, quyền lực nhà nước thống nhất thuộc về nhân dân và do ĐCS lãnh đạo.
Vậy nhà nước pháp quyền XHCN VN là gì?
- HS trả lời:
- GV: Kết luận vấn đề

TIẾT 2:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm tìm hiểu bản chất của nhà nước pháp quyền XHCN VN.
* Mục tiêu: HS hiểu về bản chất của nhà nước ta.
* Cách tiến hành:
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm.
Nhóm 1: Nhà nước pháp quyền XHCN VN mang bản chất của giai cấp nào? Bản chất đó được biểu hiện như thế nào?
Nhóm 2: Tính nhân dân của nhà nước ta thể hiện như thế nào? Cho ví dụ minh họa?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tạ Xuân Kính
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)