Giao an giao duc cong dan 10
Chia sẻ bởi Lê Thị Tâm |
Ngày 26/04/2019 |
112
Chia sẻ tài liệu: giao an giao duc cong dan 10 thuộc Giáo dục công dân 11
Nội dung tài liệu:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
SVTH: Lê Thị Anh
Lớp: GDCT 4B
Năm học: 2008 – 2009
---------------------------------- (-------------------------------
BÀI 10
QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
(1 tiết)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
Về kiến thức
Hiểu rõ đạo đức là gì? Nắm được các quan niệm về đạo đức luôn biến đổi cùng với lịch sử.
Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán.
Nhận biết được vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
Về kỹ năng
Vận dụng được những kiến thức đã được lý giải một số vấn đề đạo đức trong lịch sử.
Có khả năng đánh giá nhất định về các vấn đề đạo đức xã hội ngày nay, đặc biệt là các vấn đề đạo đức hàng ngày của học sinh.
Về thái độ
Có thái độ đúng và khách quan với các hiện tượng xã hội nói chung, các hiện tượng đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay nói riêng.
Có ý thức điều chỉnh các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức mới.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Các khái niệm về đạo đức, các quan niệm về đạo đức.
Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
Nội dung trọng tâm:
Khái niệm đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình; trực quan; đàm thoại; thảo luận nhóm; liên hệ thưc tiễn…
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 10.
Sách giáo viên giáo dục công dân lớp 10.
Hình ảnh, đoạn phim có liên quan đến nội dung bài học.
Máy vi tính; máy chiếu; …
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Câu 1: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
a/ Con người là chủ nhân của giá trị vật chất.
b/ Con người là chủ nhân của giá trị tinh thần.
c/ Con người là động lực của mọi biến đổi lịch sử.
d/ Tất cả các ý kiến trên.
Câu 2: Chứng minh: Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Mọi sự phát triển xã hội phải vì hạnh phúc của con người.
Giới thiệu bài mới (1 phút)
Bác Hồ nói:“ Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng”. Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức như gốc của cây, như nguồn của sông. Đạo đức trở thành chuẩn mực để đánh giá con người đối với gia đình, xã hội. Vậy, đạo đức là gì? Nó có vai trò quan trọng như thế nào? Để hiểu rõ vấn đề này, hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu:
BÀI 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: (20 phút)
GV: Đưa ra 2 ví dụ (chiếu trên máy)
VD 1: Bạn A giúp đỡ bạn B bằng cách đọc bài kiểm tra cho bạn B chép.
VD 2: Bạn C giúp đỡ chú thương binh qua đường.
GV: Đặt câu hỏi: Theo em đâu là hành vi đạo đức? Theo em việc làm của bạn C như vậy có phù hợp với yêu cầu chuẩn mực đạo đức không? Mang tính tự giác hay ép buộc? Hành vi đó có phù hợp với lợi ích chân chính không?
HS: Trả lời.
GV: Tổng kết
GV: nhấn mạnh
Đạo đức:
+ Quy tắc chuẩn mực xã hội.
+Mang tính tự giác.
+ Phù hợp với lợi ích chân chính của con người và xã hội.
GV: Hỏi: Đạo đức là gì?
HS :Trả lời
GV: Đưa ra khái niệm đạo đức lên máy chiếu.
GV: Nhận xét và giải thích thêm các cụm từ như: “ Hệ thống” “Quy tắc”; “Chuẩn mực”; “Tự giác” “Hành vi”; “Phù hợp”.
Em hãy lấy thêm các ví dụ khác nói về đạo đức?
HS: Lấy ví dụ
GV: Nhận xét.
GV: Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội, các quy tắc, chuẩn mực này cũng biến đổi theo. Tùy theo sự phát triển của xã hội mà mỗi xã hội có một nền đạo đức riêng. Vì vậy, lịch sử nhân loại đã từng tồn tại nhiều nền đạo đức xã hội khác nhau.
Các nền đạo đức xã hội khác nhau trong lịch sử:
Chế độ xã hội
Bản chất
Ví dụ
SVTH: Lê Thị Anh
Lớp: GDCT 4B
Năm học: 2008 – 2009
---------------------------------- (-------------------------------
BÀI 10
QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
(1 tiết)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
Về kiến thức
Hiểu rõ đạo đức là gì? Nắm được các quan niệm về đạo đức luôn biến đổi cùng với lịch sử.
Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán.
Nhận biết được vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
Về kỹ năng
Vận dụng được những kiến thức đã được lý giải một số vấn đề đạo đức trong lịch sử.
Có khả năng đánh giá nhất định về các vấn đề đạo đức xã hội ngày nay, đặc biệt là các vấn đề đạo đức hàng ngày của học sinh.
Về thái độ
Có thái độ đúng và khách quan với các hiện tượng xã hội nói chung, các hiện tượng đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay nói riêng.
Có ý thức điều chỉnh các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức mới.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Các khái niệm về đạo đức, các quan niệm về đạo đức.
Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
Nội dung trọng tâm:
Khái niệm đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình; trực quan; đàm thoại; thảo luận nhóm; liên hệ thưc tiễn…
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 10.
Sách giáo viên giáo dục công dân lớp 10.
Hình ảnh, đoạn phim có liên quan đến nội dung bài học.
Máy vi tính; máy chiếu; …
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Câu 1: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
a/ Con người là chủ nhân của giá trị vật chất.
b/ Con người là chủ nhân của giá trị tinh thần.
c/ Con người là động lực của mọi biến đổi lịch sử.
d/ Tất cả các ý kiến trên.
Câu 2: Chứng minh: Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Mọi sự phát triển xã hội phải vì hạnh phúc của con người.
Giới thiệu bài mới (1 phút)
Bác Hồ nói:“ Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng”. Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức như gốc của cây, như nguồn của sông. Đạo đức trở thành chuẩn mực để đánh giá con người đối với gia đình, xã hội. Vậy, đạo đức là gì? Nó có vai trò quan trọng như thế nào? Để hiểu rõ vấn đề này, hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu:
BÀI 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: (20 phút)
GV: Đưa ra 2 ví dụ (chiếu trên máy)
VD 1: Bạn A giúp đỡ bạn B bằng cách đọc bài kiểm tra cho bạn B chép.
VD 2: Bạn C giúp đỡ chú thương binh qua đường.
GV: Đặt câu hỏi: Theo em đâu là hành vi đạo đức? Theo em việc làm của bạn C như vậy có phù hợp với yêu cầu chuẩn mực đạo đức không? Mang tính tự giác hay ép buộc? Hành vi đó có phù hợp với lợi ích chân chính không?
HS: Trả lời.
GV: Tổng kết
GV: nhấn mạnh
Đạo đức:
+ Quy tắc chuẩn mực xã hội.
+Mang tính tự giác.
+ Phù hợp với lợi ích chân chính của con người và xã hội.
GV: Hỏi: Đạo đức là gì?
HS :Trả lời
GV: Đưa ra khái niệm đạo đức lên máy chiếu.
GV: Nhận xét và giải thích thêm các cụm từ như: “ Hệ thống” “Quy tắc”; “Chuẩn mực”; “Tự giác” “Hành vi”; “Phù hợp”.
Em hãy lấy thêm các ví dụ khác nói về đạo đức?
HS: Lấy ví dụ
GV: Nhận xét.
GV: Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội, các quy tắc, chuẩn mực này cũng biến đổi theo. Tùy theo sự phát triển của xã hội mà mỗi xã hội có một nền đạo đức riêng. Vì vậy, lịch sử nhân loại đã từng tồn tại nhiều nền đạo đức xã hội khác nhau.
Các nền đạo đức xã hội khác nhau trong lịch sử:
Chế độ xã hội
Bản chất
Ví dụ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Tâm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)