Giao an giao duc cong dan 10
Chia sẻ bởi Lê Thị Tâm |
Ngày 26/04/2019 |
91
Chia sẻ tài liệu: giao an giao duc cong dan 10 thuộc Giáo dục công dân 11
Nội dung tài liệu:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
SV SOẠN BÀI: NGUYỄN THỊ CHINH
LỚP : 4B
NĂM HỌC: 2008 – 2009
Bài 11:
MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN
CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC ( 2 TIẾT)
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Sau bai học này học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.
- Hiểu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ mà xã hội đặt ra cho con người. Từ đó biết được nghĩa vụ của bản thân, có sự nhận thức đúng về đạo đức cá nhân và có ý thức bồi dưỡng đạo đức mới:
2. Về kỹ năng:
- Kỹ năng đánh giá và nhận xét các hành vi đạo đức diễn ra trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
- Bước đầu có thể lý giải một số vấn đề đạo đức trong xã hội.
3. Về thái độ:
- Biết tôn trọng và giữ gìn các giá trị và chuẩn mực đạo đức.
- Biết định hướng hành vi của bản thân theo các giá trị và phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân, gia đình và xã hội.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Phương pháp:
Thuyết trình, diễn giải, nêu vấn đề, đàm thoại.
2. Phương tiện dạy học:
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ.
- Sách giáo khoa, sách tham khảo.
III. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
Làm rõ nội dung các khái niệm: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.
IV. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Thế nào là đạo đức: Phân biệt đạo đức với Pháp luật và phong tục tập quán.
- Lấy ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội.
Qua đó, em rút ra được điều gì?
3. Giới thiệu bài mới (3 phút)
Bài trước, các em đã được tìm hiểu thế nào là đạo đức? Sự khác biệt giữa đạo đức với Pháp luật và phong tục tập quán. Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. Nhằm giúp các em hiểu sâu hơn về vấn đề đạo đức, từ đó có thái độ hành vi đúng đắn phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Chúng ta sang bài tiếp theo:
“MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC”
(TIẾT 1)
Giáo viên : Giải thích thuật ngữ “phạm trù”.
Phạm trù đạo đức là những khái niệm đạo đức cơ bản, phản ánh những đặc tính căn bản, những phương diện và những quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực.
Thực chất của phạm trù đạo đức cơ bản là những khái niệm chung nhất khái quát nhất của một ngành khoa học đó là đạo đức học.
4. Giảng bài mới (36 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Nghĩa vụ là sự phản ánh những mối quan hệ đạo đức đặc biệt giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội. Nhờ mối quan hệ này mà con người thấy được nghĩa vụ của mình đối với gia đình, xã hội.
GV: * Cho học sinh đọc ví dụ 1 SGK trang 68 ? Qua đó em có nhận xét gì ?
HS:
GV: Giải th ích
* Cũng là hành động nuôi con nhưng hành động nuôi con của sói mẹ thể hiện bản năng tự nhiên của loài sói: Sói mẹ chỉ nuôi con trong một thời gian ngắn.Khi chúng đã lớn thì quan hệ giữa sói con và sói mẹ chỉ là quan hệ bình thường như những con sói khác. Còn ở con người, Cha mẹ nuôi con thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ. Nó diễn ra suốt đời, cha mẹ luôn thương yêu, theo dõi từng bước đi của con cho đến khi xuôi tay nhắm mắt.
GV: Cho học sinh đọc ví dụ 2 SGK trang 68, qua đó ta thấy được điều gì?
HS:
GV: - Khẳng định: Mỗi cá nhân, muốn thoả mãn nhu cầu và lợi ích cần có sự liên kết với các cá nhân khác và toàn xã hội. Chỉ một cá nhân dù cố gắng đến đâu cũng không sao tự thoả mãn được.
- Đồng thời, ví dụ trên cho ta thấy : để nhu cầu và lợi ích của con người, và toàn xã hội bảo đảm hài hoà thì xã hội đặt ra yêu cầu chung áp dụng cho tất cả mọi người : cha mẹ có trách nhiệm nuôi con ăn học (đóng học phí
SV SOẠN BÀI: NGUYỄN THỊ CHINH
LỚP : 4B
NĂM HỌC: 2008 – 2009
Bài 11:
MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN
CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC ( 2 TIẾT)
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Sau bai học này học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.
- Hiểu rõ những yêu cầu và nhiệm vụ mà xã hội đặt ra cho con người. Từ đó biết được nghĩa vụ của bản thân, có sự nhận thức đúng về đạo đức cá nhân và có ý thức bồi dưỡng đạo đức mới:
2. Về kỹ năng:
- Kỹ năng đánh giá và nhận xét các hành vi đạo đức diễn ra trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
- Bước đầu có thể lý giải một số vấn đề đạo đức trong xã hội.
3. Về thái độ:
- Biết tôn trọng và giữ gìn các giá trị và chuẩn mực đạo đức.
- Biết định hướng hành vi của bản thân theo các giá trị và phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân, gia đình và xã hội.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Phương pháp:
Thuyết trình, diễn giải, nêu vấn đề, đàm thoại.
2. Phương tiện dạy học:
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ.
- Sách giáo khoa, sách tham khảo.
III. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
Làm rõ nội dung các khái niệm: Nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.
IV. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Thế nào là đạo đức: Phân biệt đạo đức với Pháp luật và phong tục tập quán.
- Lấy ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội.
Qua đó, em rút ra được điều gì?
3. Giới thiệu bài mới (3 phút)
Bài trước, các em đã được tìm hiểu thế nào là đạo đức? Sự khác biệt giữa đạo đức với Pháp luật và phong tục tập quán. Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. Nhằm giúp các em hiểu sâu hơn về vấn đề đạo đức, từ đó có thái độ hành vi đúng đắn phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Chúng ta sang bài tiếp theo:
“MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC”
(TIẾT 1)
Giáo viên : Giải thích thuật ngữ “phạm trù”.
Phạm trù đạo đức là những khái niệm đạo đức cơ bản, phản ánh những đặc tính căn bản, những phương diện và những quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực.
Thực chất của phạm trù đạo đức cơ bản là những khái niệm chung nhất khái quát nhất của một ngành khoa học đó là đạo đức học.
4. Giảng bài mới (36 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Nghĩa vụ là sự phản ánh những mối quan hệ đạo đức đặc biệt giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội. Nhờ mối quan hệ này mà con người thấy được nghĩa vụ của mình đối với gia đình, xã hội.
GV: * Cho học sinh đọc ví dụ 1 SGK trang 68 ? Qua đó em có nhận xét gì ?
HS:
GV: Giải th ích
* Cũng là hành động nuôi con nhưng hành động nuôi con của sói mẹ thể hiện bản năng tự nhiên của loài sói: Sói mẹ chỉ nuôi con trong một thời gian ngắn.Khi chúng đã lớn thì quan hệ giữa sói con và sói mẹ chỉ là quan hệ bình thường như những con sói khác. Còn ở con người, Cha mẹ nuôi con thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ. Nó diễn ra suốt đời, cha mẹ luôn thương yêu, theo dõi từng bước đi của con cho đến khi xuôi tay nhắm mắt.
GV: Cho học sinh đọc ví dụ 2 SGK trang 68, qua đó ta thấy được điều gì?
HS:
GV: - Khẳng định: Mỗi cá nhân, muốn thoả mãn nhu cầu và lợi ích cần có sự liên kết với các cá nhân khác và toàn xã hội. Chỉ một cá nhân dù cố gắng đến đâu cũng không sao tự thoả mãn được.
- Đồng thời, ví dụ trên cho ta thấy : để nhu cầu và lợi ích của con người, và toàn xã hội bảo đảm hài hoà thì xã hội đặt ra yêu cầu chung áp dụng cho tất cả mọi người : cha mẹ có trách nhiệm nuôi con ăn học (đóng học phí
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Tâm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)