Giáo án GDCD 12

Chia sẻ bởi Nguyển Thị Hương | Ngày 26/04/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: giáo án GDCD 12 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Ngày 25 tháng 09 năm 2009
Tiết 7
Bài 3 : CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
I./ Mục tiêu bài học : Học xong bài này, HS đạt được
1.Về kiến thức:
- Biết được thế nào là bình đẳng trước pháp luật.
- Hiểu được thế nào là công dân được bình đẳng trước pháp luật về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí . - Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật . 2.Về kiõ năng:
- Biết phân tích, đánh giá đúng việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong thực tế.
- Lấy được ví dụ chứng minh mọi công dân đều bình đẳng trong việc hưởng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí theo qui định của pháp luật.
3.Về thái độ:
- Có niềm tin đối với pháp luật, đối với nhà nước trong việc bảo đảm cho công dân bình đẳng trước pháp luật.
II/ Nội dung dạy và học :
- Thế nào là bình đẳng trước pháp luật?
- Công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí.
- Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
III/ Phương pháp dạy học: thảo luận nhóm, vấn đáp, đặt vấn đề, tạo tình huống , trực quan…
IV/ Tài liệu và phương tiện:
Sách giáo viên, sách giáo khoa GDCD 12.
Hình ảnh, đồ dùng và tài liệu về pháp luật
V/ Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
1/ Phân biệt các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý tương ứng?
2. Giới thiệu bài mới: Con người sinh ra đều mong muốn được sống trong một xã hội bình đẳng, nhân đạo, có kỉ cương. Mong muốn đó có thể thực hiện được trong xã hội duy trì chế độ người bóc lột người hay không? Nhà nước ta với bản chất là Nhà nước của dân, do dân và vì dân đã đem lại quyền bình đẳng cho công dân. Vậy, ở nước ta hiện nay, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện trên cơ sở nào và làm thế nào để quyền bình đẳng của công dân được tôn trọng và bảo vệ.
3. Dạy bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học


- Gv gợi ý bài mới, mở bài.
Quyền bình đẳng xuất phát từ quyền con người và quyền cơ bản nhất của quyền con người.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, phụ nữ bình đẳng với nam giới về mọi phương diện, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều bình đẳng với nhau, các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đều bình đẳng .
Hoạt động1: Thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ ?
Mục tiêu: HS hiểu bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?
Cách tiến hành:
- GV cho HS đọc lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong SGK cuối trang 27. Sau đó.
- GV phát vấn hs:
­ Em hiểu như thế nào về quyền bình đẳng của công dân trong lời tuyên bố trên của Bác?
- HS trả lời:
Mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trong việc hưởng quyền bầu cử và ứng cử
- GV cho HS thảo luận nhóm theo nội dung trong mục 1, SGK:
HS trình bày các ý kiến của mình.
- HS liên hệ bản thân đã được làm gì và hưởng gì từ vấn đề trên?
- GV phân tích cho HS hiểu rõ: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau. Nhưng mức độ sử dụng các quyền đó đến đâu phụ thuộc vào khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người. Vì vậy, trong thực tế, có thể người này được hưởng nhiều quyền hơn, người kia được hưởng ít quyền hơn hoặc người này thực hiện nghĩa vụ khác với người kia, nhưng vẫn là bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.
GV mở rộng vấn đề:
Hiến pháp quy định: Công dân đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”. (Điều 54 Hiến pháp năm 1992)
Tuy nhiên không phải cứ công dân đủ 21 tuổi đều có quyền ứng cử vào đại biểu quốc hội
Theo quy định, những người sau không được ứng cử đại biểu Quốc hội:
1- Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyển Thị Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)