Giáo án GDCD 10 ky II

Chia sẻ bởi Ely Trần | Ngày 26/04/2019 | 124

Chia sẻ tài liệu: giáo án GDCD 10 ky II thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Tiết 19
Ngày soạn: 1/1/2011
Ngày dạy: 4/1/2011 – Lớp 10A… Sỉ số:

PHẦN THỨ HAI
CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC

Bài 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC (1 tiết)

I. Mục tiêu bài học
Học xong bài, học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
1. Về kiến thức
- Nêu được thế nào là đạo đức.
- Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán.
- Hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Về kỹ năng
Phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật và hành vi không phù hợp với phong tục, tập quán.
3. Về thái độ
Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
II. Tài liệu và phương tiện
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo Giáo dục công dân 10.
- Bảng phân biệt đạo đức với pháp luật, phong tục, tập quán trong điều chỉnh hành vi của con người.
II. Phương pháp: thuyết trình, hỏi – đáp, giải quyết vấn đề.
IV. Trọng tâm: làm cho học sinh hiểu được khái niệm đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
V. Tiến trình dạy học
1. Giới thiệu bài mới
Trong học kỳ I, chúng ta đã tìm hiểu phần thứ nhất - Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. Kỳ này, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu phần thứ hai - Công dân với đạo đức.
Giáo viên giới thiệu một cách tổng quát về phần học mới, đề xuất một số yêu cầu với phần học mới này. Sau đó, đi vào bài học mới – bài 10: Quan niệm về đạo đức
2. Giảng bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động
học sinh
Nội dung

* Hoạt động 1: Tìm hiểu quan niệm về đạo đức.
Giáo viên đưa ra thuyết trình: đạo đức có vai trò rất quan trọng đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Bác Hồ đã từng nói:
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người.
Vậy đạo đức là gì? Các em sẽ làm gì trong tình huống sau :
- Trên đường đi học về, tình cờ em đi cùng chiều với một phụ nữ vừa bế con, vừa xách một túi nặng, em sẽ làm gì? Tại sao?
- Nếu em nhặt được một cái ví (có tiền và một số giấy tờ) thì em sẽ làm gì?
=> Giúp người hay nhặt của rơi trả lại, đó là các hành vi đạo đức vì phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực xã hội.
Vậy, đạo đức là gì?
- Nhận xét, chốt lại.
Một hành vi đạo đức phải được xã hội thừa nhận và hình thành một cách tự giác, luôn được củng cố bằng “sức mạnh” của các tấm gương quần chúng.
“Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.
- Một hành vi mà thiếu tính tự giác thì không còn là hành vi đạo đức.VD:
+ Con nuôi cha mẹ do vì tài sản thừa kế hoặc sợ dư luận xã hội phê phán thì không phải hành vi đạo đức.
+ Con nuôi cha mẹ vì chữ hiếu, vì tình thương thì đó là hành vi đạo đức
Giáo viên đặt câu hỏi: Đạo đức có từ khi nào? Các chuẩn mực đạo đức ở mỗi thời kỳ khác nhau có khác nhau không?
GV chốt lại: Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội, các quy tắc, chuẩn mực này cũng biến đổi theo:
+ Xã hội cộng sản nguyên thủy có các quy tắc, chuẩn mực đạo đức như: quy định trong săn bắn, thẳng thắn, trung thực, kiên cường, dũng cảm.
+ Xã hội chiếm hữu nô lệ, những đức tính cao cả của người nô lệ như: dũng cảm, chí khí, nhân phẩm. Quan niệm của giai cấp thống trị: tầng lớp người có đặc quyền, đặc lợi cho phép mình được là người “có đức hạnh, người thượng lưu, quý tộc”, còn những nô lệ là những người “không có phẩm hạnh, người thấp hèn, hạ đẳng”.
+ Xã hội phong kiến: bầy tôi phải trung với
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ely Trần
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)