Giáo án đồng dao "Thằng Bờm"

Chia sẻ bởi Đỗ Lưu Huyền Diệu | Ngày 05/10/2018 | 110

Chia sẻ tài liệu: Giáo án đồng dao "Thằng Bờm" thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN DƯƠNG
TRƯỜNG MẦM NON NAM SƠN















HOẠT ĐỘNG
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ


Tên hoạt động : Đồng dao “Thằng Bờm”
Chủ đề : Thế giới động vật
Đối tượng : 4 -5 tuổi
Giáo viên thực hiện: Lưu Thị Hồng Thắm
Đơn vị: Trường mầm non Nam Sơn







Năm học 2015 - 2016





HOẠT ĐỘNG
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Tên hoạt động : Đồng dao “Thằng Bờm”

Chủ đề: Bé với đồng dao
Độ tuổi: 4 - 5 tuổi
Giáo viên thực hiện: Lưu Thị Hồng Thắm
Đơn vị: Trường mầm non Nam Sơn

I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài, hiểu nội dung và thuộc bài đồng dao. Biết thể hiện được nhịp điệu, cảm nhận được giai điệu dí dỏm của bài đồng dao
- Rèn trẻ đọc đồng dao diễn cảm, rõ ràng kết hợp với dụng cụ âm nhạc. Rèn kỹ năng cách đọc theo vần, theo nhịp, đọc ngắt nghỉ theo nhịp 2/2. Phát triển kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn học dân gian.
- Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động. Thông qua bài đồng dao giáo dục trẻ tính thật thà không tham lam.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Quạt mo, mõ, Trang phục Bờm, nhạc bài hát “Thằng bờm”
- Đồ dùng của trẻ: Quạt mo, mõ, thanh la, trai lọ nhựa, xâu cá mè, bè gỗ lim, chim, nắm xôi, trang phục cho cháu.
- Bài hát “Thằng Bờm”




III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: “Bé với trò chơi dân gian”
* Trò chơi: Xỉa cá mè
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi 1-2 lần. Hỏi trẻ
+ Các con vừa chơi trò chơi gì? Trò chơi này thuộc thể loại gì?
* Trò chơi : Tập tầm vông
Cô đưa ra cái quạt hỏi trẻ: Đây là cái gì?
- A đúng rồi, cái quạt có trong bài đồng dao nào?
- Cô giới thiệu bài đồng dao: “Thằng Bờm”
2.Hoạt động 2: “Thằng Bờm”
- Cô đọc diễn cảm bài đồng dao “Thằng Bờm” lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ.
+ Bạn nào có thể nhắc lại tên bài đồng dao là gì?
*Giảng nội dung: Bờm có một cái quạt mo, Phú ông rất thích cái quạt của Bờm, Phú ông đổi rất nhiều vật quý như: Ba bò chín trâu, ao sâu cá mè, một bè gỗ lim, con chim đồi mồi để lấy quạt mo nhưng Bờm đều không đổi, mà Bờm chỉ thích nắm xôi mà thôi.
- Giảng từ khó “ Phú Ông”: Ngày xưa những giàu có thì người ta gọi là “Phú ông”
* TC: Nu na nu nống
- Cô đọc lần 2: Kết hợp với tranh minh họa
- Cô đọc lần 3. Kết hợp gõ dụng cụ âm nhạc
+ Các con thấy cô đọc bài đồng dao này cô thể hiện như thế nào?
Bài đồng dao này được viết theo thể thơ lục bát một câu 6 từ và một câu 8 từ liên tục nhau. Khi đọc bài đồng dao này các con chú ý ngắt nhịp 2/2 và thể hiện sự vui tươi dí dỏm.
* Cô dạy trẻ đọc 1-2 lần
- Trẻ đọc cùng cô (cô nhận xét cách đọc của trẻ)
+ Cho (Cho trẻ đọc bằng các hình thức khác nhau: dậm chân, gõ mõ, thanh la...)
+ Nhóm đọc (đọc nối một bạn làm bờm, một bạn làm phú ông)
+ Cá nhân đọc (Sửa sai nếu có)
* Đàm thoại :
- Bờm có cái gì?
- Phú ông đã đổi gì lấy quạt mo?
- Bờm đã đổi quạt để lấy gì?
- Vì sao con biết Bờm thích đổi quạt mo để lấy nắm xôi?
- Con thấy Bờm là người như thế nào?
- Theo con thì con đổi quạt lấy gì?
=> Giáo dục trẻ: Qua bài đồng dao chúng ta thấy thằng Bờm tuy nghèo khổ thiếu thốn nhiều thứ nhưng Bờm không tham lam, không đổi cái quạt mo nhỏ bé để lấy những món đồ quí giá hơn, bởi vì Bờm hiểu cái
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Lưu Huyền Diệu
Dung lượng: 304.0 KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)