Giao an dien tu

Chia sẻ bởi Trần Thị Lệ Thu | Ngày 23/10/2018 | 72

Chia sẻ tài liệu: giao an dien tu thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TIÊU HÓA Ở RUỘT GIÀ
1. Cấu tạo:
Manh tràng
- Ruột già là đoạn cuối của ống tiêu hoá, tiết diện lớn hơn ruột non. Ruột già được chia làm 3 đoạn: manh trành, kết tràng, trực tràng. Manh tràng nối trực tiếp với ruột non. Kết tràng gồm 3 đoạn: kết tràng lên, kết tràng ngang và kết tràng xuống. Trực tràng nối liền với hậu môn.
TIÊU HÓA Ở RUỘT GIÀ

- Ruột già không tiết dịch tiêu hoá mà chỉ tiết chất nhày để bảo vệ niêm mạc. Ở đây có hệ vi sinh vật rất phát triển. Tại đây có 1 số vi sinh vật tổng hợp vitamin B12, K. Vi sinh vật lên men các chất không được ruột non hấp thụ, giải phóng các khí CO2, CH4, H2S, … và các chất độc như indol, scatol, mercaptan làm cho phân có mùi thối.
Khuẩn đường ruột Escherichia coli
TIÊU HÓA Ở RUỘT GIÀ
2. Hoạt động bài tiết dịch
Ruột già chủ yếu bài tiết một chất nhầy kiềm tính có tác dụng làm trơn để phân dễ di chuyển. Khi viêm ruột già, chất nhầy tăng tiết làm phân nhầy mũi.
3.Hoạt động cơ học của ruột già
Các hình thức hoạt động cơ học của ruột già tương tự ruột non với mục đích làm niêm mạc ruột tăng tiếp xúc với các chất chứa để hấp thu thêm một ít nước và điện giải, đồng thời có tác dụng đẩy phân xuống trực tràng gây nên động tác đại tiện để tống phân ra ngoài.
TIÊU HÓA Ở RUỘT GIÀ
4.Động tác đại tiện
Hậu môn có 2 cơ thắt:
- Cơ thắt trong: là cơ trơn, điều khiển bởi hệ thần kinh tự động.
- Cơ thắt ngoài: là cơ vân, được điều khiển bởi vỏ não.
Khi các phần phía trước của ruột già co bóp đẩy phân xuống trực tràng sẽ làm căng trực tràng gây phản xạ co bóp trực tràng và mở cơ thắt trong tạo cảm giác muốn đại tiện. Nếu chưa thuận tiện để thực hiện động tác đại tiện, vỏ não sẽ chủ động duy trì sự co thắt của cơ thắt ngoài, đẩy phân chuyển lên phía trên trực tràng, trừ khi phân lỏng thì chỉ cần sự co bóp của trực tràng cũng đủ để tống phân ra ngoài. Ngược lại, nếu đã thuận tiện thì vỏ não chủ động thực hiện động tác rặn: hít vào sâu, đóng thanh môn, cơ hoành và cơ thành bụng co lại tạo một áp lực cao trong ổ bụng đồng thời mở cơ thắt ngoài và tống phân ra ngoài.
TIÊU HÓA Ở RUỘT GIÀ
- Ở ruột già chỉ có cử động nhu động và phản nhu động. Cử động nhu động không mạnh, mỗi ngày chỉ có 1 hoặc 2 cử động nhu động mạnh để dồn chất bã xuống trực tràng. Cử động phản nhu động mạnh hơn, giúp các chất bã lưu lại trong ruột già.(2-25cm/s)
TIÊU HÓA Ở RUỘT GIÀ
TIÊU HÓA Ở RUỘT GIÀ
TIÊU HÓA Ở RUỘT GIÀ
TIÊU HÓA Ở RUỘT GIÀ
TIÊU HÓA Ở RUỘT GIÀ
TIÊU HÓA Ở RUỘT GIÀ
TIÊU HÓA Ở RUỘT GIÀ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Lệ Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)