GIAO AN DIEN TU

Chia sẻ bởi Tống Thị Châu | Ngày 12/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: GIAO AN DIEN TU thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ
TẬP VIẾT
I. NGUỒN GỐC CHỮ VIẾT
Hình vẽ *

Chữ tượng hình *

- Chữ ghi âm *


II. CHỮ VIẾT TIẾNG VIỆT
Chữ nòng nọc
Chữ lửa
Chữ hán (Đến thế kỷ thứ X nước ta dùng tiếng Việt là tiếng phổ thông)
Chữ nôm
Chữ quốc ngữ
Khoa đấu (Chữ nòng nọc)
Hỏa tự
(Chữ lửa)
Chữ hán
Chữ nôm
ALEXANDRE DE RHODES
PIGNEAU DE BEHAINE
Chữ quốc ngữ
III. NHỮNG KỸ NĂNG CƠ BẢN
Cầm viết

Cầm phấn viết bảng
IV. MỘT SỐ LƯU Ý KHI VIẾT CHỮ THƯỜNG VÀ SỐ
Cách viết chữ và số: *


VI. QUY TẮC ĐẶT DẤU THANH
V. CÁC KỸ THUẬT VIẾT
* Với các âm tiết có âm chính là nguyên âm đơn: Đặt dấu thanh vào vị trí của chữ cái ghi âm chính đó. Ví dụ: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngán…
* Với các âm tiết có âm đệm được biểu diễn bằng “o, u” có âm chính là nguyên âm đơn thì cũng đặt dấu thanh vào vị trí chữ cái ghi âm chính. Ví dụ: hoà, hoè, quỳ, quà, quờ, thuỷ, nguỵ, hoàn, quét, quát, quỵt, suýt…
* Với các âm tiết có âm chính là nguyên âm:
- Nếu là âm tiết có nguyên âm đôi được viết là: “iê, yê, uô, ươ”; có âm cuối được viết bằng: “p, t, c, ch, m, n, ng, nh, o, u, i” thì đặt dấu thanh vào con chữ thứ hai. Ví dụ: yếu, uống, ườn, tuyến, chuyến , muốn ,mượn, thiện, thuộm, người, viếng, muống, cường…
- Nếu là âm tiết có nguyên âm đôi: “ia, ya, ua, ưa” không có âm cuối thì đặt dấu vào vị trí chữ cái thứ nhất. Ví dụ: tỉa, tủa, cứa, thùa, khứa...
* Hai trường hợp đặc biệt “ua” và “ia”:
- Với “ia” có “g” thì đặt vào “a” (già, giá, giả…), không có “g” thì đặt vào “i” (bịa, chìa, tía…).
- Với “ua” có “q” thì đặt vào “a” (quán, quà, quạ…), không có “q” thì đặt vào “u” (túa, múa, chùa…).
VII. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LUYỆN CHỮ
1. Nhóm phương pháp dùng lời, gây hứng thú cho học sinh.*
2. Nhóm phương pháp trực quan.*
3. Nhóm phương pháp luyện tập thực hành.*
Dạy tập viết và luyện chữ đẹp cho học sinh, điều quan trọng là phải gây hứng thú cho học sinh. Khi các em yêu thích chữ đẹp thì các em sẽ say mê và quyết tâm luyện chữ cho đẹp. Giáo viên nêu những gương sáng về rèn chữ như: Thần Siêu luyện chữ, Chữ người tử tù, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu... những gương người thật việc thật để động viên các em cố gắng, kiên trì rèn luyện. Giáo viên nên phô tô các bài viết của học sinh đạt giải thi viết chữ đẹp các cấp để làm tư liệu. Khi đã gây được hứng thú cho học sinh, các em đã thích rèn viết chữ đẹp lúc này ta cung cấp các bài tập để học sinh rèn luyện kỹ năng viết.

Ngoài ra, nhóm phương phàp này còn được dùng khi hướng dẫn quy trình viết chữ, phân tích cấu tạo chữ và hướng dẫn các kỹ năng viết…

1. Nhóm phương pháp dùng lời, gây hứng thú cho học sinh.
Khi dạy chữ viết, việc đưa giáo cụ trực quan là chữ viết được mẫu in sẵn từng chữ cái, bảng chữ cái là việc làm để cung cấp cho học sinh biểu tượng về chữ viết, chưa cung cấp được kỹ năng viết. Nếu trực quan là chữ của cô giáo viết mẫu thì càng giá trị hơn, học sinh dễ tiếp thu biểu tượng chữ viết hơn. Giáo viên vừa viết vừa phân tích được từng nét chữ hoặc từng kỹ thuật nối các con chữ. Chữ viết, mẫu của các giáo viên còn có tác dụng tạo niềm tin cho học sinh. Khi chấm bài, chữa bài, chữ viết của giáo viên được học sinh quan sát như một loại chữ mẫu. Vì vậy, giáo viên phải chú ý viết đúng mẫu, rõ ràng, đẹp.
Ngoài ra, khi dạy chữ viết giáo viên cũng chú ý đọc mẫu các chữ đó đọc đúng cũng góp phần quan trọng để đảm bảo viết đúng.

2. Nhóm phương pháp trực quan.
Đây là nhóm phương pháp cực kỳ quan trọng. tập viết chữ có tính chất thực hành. Các bài tập cho học sinh luyện tập cần chú ý: Chỉ cho học sinh luyện tập kỹ năng đúng. Số lượng bài tập ít nhưng lặp đi lăp lại nhiều lần với yêu cầu cao dần. Việc cho học sinh viết đi viết lại nhiều lần một bài sẽ dễ nhận ra lỗi sai của học sinh đồng thời cũng dễ nhận xét sự tiến bộ của học sinh.
Có nhiều hình thức cho học luyện tập thực hành:
+ Tập viết trên bảng lớp.
+ Tập viết trên bảng con của học sinh.
+ Tập viết trong vở tập viết.
+ Tập viết khi học các môn khác.
Phải thường xuyên nhắc nhở học sinh ở mọi lúc mọi nơi, không chỉ ở môn tập viết mà còn ở tất cả các môn khác.
3. Nhóm phương pháp luyện tập thực hành.
Khi luyện tập thực hành để giảm số lượng bài tập ta căn cứ vào đặc điểm của từng chữ cái, các nét đồng dạng, căn cứ vào kích thước quy trình viết, chia nhóm chữ như sau:
* Chữ thường
Nhóm 1: i t u ư y p n m v r s
Nhóm 2: l b h k
Nhóm 3: o ô ơ a ă â d đ q g c e ê x
* Chữ số:
Nhóm 1: 1 4 7
Nhóm 2: 2 3 5
Nhóm 3: 0 6 8 9
* Chữ hoa:
Nhóm 1: A Ă Â N M
Nhóm 2: P R B D Đ
Nhóm 3: C G S L E Ê T
Nhóm 4: I K V H
Nhóm 5: O Ô Ơ Q
Nhóm 6: U Ư Y X
Khi dạy quy trình chữ chúng ta cần chú ý cho học sinh phân tích kỹ ít nhất một chữ trong nhóm, từ đó học sinh có thể phân tích và rèn các chữ còn lại.
CHÚC QUÝ THẦY CÔ
THÀNH CÔNG
&
HẠNH PHÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tống Thị Châu
Dung lượng: 942,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)