Giáo án địa lý 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Nga | Ngày 16/10/2018 | 143

Chia sẻ tài liệu: giáo án địa lý 7 thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

Tiết 37 Ngày 10/1/2008
CÁC KHU VỰC CHÂU PHI

I. MỤC TIÊU:
Kiến thức :
-Thấy được sự phân chia châu Phi thành 3 khu vực: Bắc Phi, Trung Phi và Nam phi.
-Nắm vững các đặc điểm tự nhiên và kinh tế của khu vực Bắc Phi, Trung Phi và Nam phi.
Kỹ năng :
-Bước đầu luyện tập cách phân tích các sự vật, hiện tượng địa lý.
-Củng cố các kỹ năng đọc và phân tích ảnh địa lý, lược đồ và biểu đồ hình cột.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên :
-Bản đồ ba khu vực kinh tế châu Phi.
-Bản đồ kinh tế châu Phi.
-Học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1:
Phát và sửa bài thi cho học sinh.
Hoạt động 2:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN,
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:

- Giáo viên: châu Phi gồm 3 khu vực có mức độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau.
- Cho học sinh thảo luận nhóm và dựa vào lược đồ 3.1 và trả lời: châu Phi gồm 3 khu vực Bắc Phi, Trung Phi và Nam phi có mức độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau
? Đại diện hai nhóm học tập lên kể tên và xác định vị trí các nước trong khu vực
- Giáo viên : cho học sinh thảo luận nhóm về các mội trường tự nhiên Bắc Phi và Trung phi

? Xác định trên lược đồ khu vực Trung Phi
? Khu vực Trung Phi gồm các môi trường tự nhiên nào
? Đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm
? Đặc điểm của môi trường nhiệt đới
Giáo viên : nói thêm cho học sinh biết về dung nham núi lửa phun trào và sự hình thành các hồ kiến tạo ở Trung Phi
? Quan sát hình 32.1 nêu tên các nước trong khu vực Trung Phi
? Học sinh: lập bảng so sánh khu vực Bắc Phi vàTrung Phi về các yếu tố dân cư, chủng tộc, tôn giáo . . .
Giáo viên: cho học sinh xem hình ảnh về các dân tộc ở châu Phi : phong tục tập quán và các hoạt động kinh tế đặc trưng.
1, Khu vực Bắc Phi :

Dân cư Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập và người Bec be thuộc chủng tộc Ơrôpêlốit theo đạo hồi.








- Kinh tế tương đối phát triển trên cơ sở các ngành kinh tế dầu khí và du lịch.
2. Khu vực Trung Phi :











- Dân cư Trung Phi chủ yếu là người Bantu thuộc chủng tộc Nêgrốit, có tín ngưỡng đa dạng.



- Kinh tế chậm phát triển chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản khoáng sản và trồng cây công nghiệp xuất khẩu.


Hoạt động 4 :
? Nêu đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Phi và Trung Phi
? Nêu sự khác biệt về kinh tế giữa hai khu vực Bắc Phi và Trung Phi
Hoạt động 5:
-Hướng dẫn học tập ở nhà và dặn dò:
-Ôn lại nội dung đã học trong bài vừa học.
-Xem trước bài mới phần tiếp theo.
--------------------------------o0o-----------------------------


Tiết 38 Ngày 10/1/2008
CÁC KHU VỰC CHÂU PHI (TT)

I. MỤC TIÊU:
Kiến thức :
Học sinh :
-Nắm vững các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực châu Phi.
-Nắm vững những nét khác nhau giữa các khu vực Bắc Phi, Trung Phi và Nam phi.
Kỹ năng :
-Luyện tập cách phân tích các sự vật, hiện tượng địa lý.
-Củng cố các kỹ năng đọc và phân tích ảnh địa lý, lược đồ và biểu đồ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên :
Bản đồ ba khu vực kinh tế châu Phi.
Bản tự nhiên châu Phi.
Học sinh :
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1:
? Đặc điểm tự nhiên của khu vực Bắc Phi và Trung phi
? Nêu sự khác biệt về kinh tế giữa hai khu vực Bắc Phi và Trung phi
Hoạt động 2:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:

- Giáo viên: cho học sinh quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi và trả lời :
? Ranh giới tự nhiên khu vực Nam Phi
? Từ màu sắc của địa hình rút ra độ cao trung bình của khu vực
? Xác định vị trí địa lý của khu vực Nam Phi trên lược đồ, khu vực Nam Phi nằm trong môi trường nào (nhiệt đới)
? Mối quan hệ giữa địa hình, dòng biển, lượng mưa và thảm thực vật
? Tên và ảnh hưởng của khu vực của đòng biển nóng phía đông khu vực Nam Phi
- Học sinh: sự thay đổi của lượng mưa, sự thay đổi của thảm thực vật.
? Quan sát hình 32.1 cho biết tên các nước thuộc khu vực Nam Phi
? Thành phần chủng tộc của khu vực Trung Phi khác với Bắc Phi và trung Phi như thế nào
- Học sinh: Bắc Phi chủ yếu là người ẢRập, BecBe, Trung Phi chủ yếu là người Nêgroít, Nam Phi chủ yếu là người Nêgroít, Ơrôpêốit, người lai, riêng Mađagác ca là người Mangác thuộc chủng tộc Mônggôlôit, như vậy thành phần chủng tộc của khu vực Nam Phi đa dạng hơn
- Giáo viên: cho học sinh biết nạn phân biệt chủng tộc đã được xóa bỏ ở cộng hòa Nam Phi
? Quan sát hình 32.3 cho biết sự phân bố các loại khoáng sản chính của khu vực Nam Phi
? Các nước ở khu vực Nam Phi có trình độ phát triển kinh tế như thế nào
? Phát triển nhất là quốc gia nào.
3, Khu vực Nam Phi :

a. Khái quát tự nhiên :

- Khu vực Trung Phi có độ cao trung bình hơn 1000m.








- Phần lớn khu vưc Nam phi nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng ẩm và dịu hơn khu vực Bắc Phi, riêng phần cực nam có khí hậu Địa Trung Hải.


b. Khái quát về kinh tế xã hội :


- Dân cư khu vực Nam Phi thuộc chủng tộc Nêgrốit, Mônggôlốit, Ơrôpêốit và người lai, phần lớn theo đạo Thiên chúa.












- Các nước khu vực Nam Phi có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch, phát triển nhất là cộng hòa Nam Phi.


Hoạt động 4 :
? Nêu đặc điểm tự nhiên khu vực Nam Phi
? Nêu đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực Nam Phi
Hoạt động 5:
Hướng dẫn học tập ở nhà và dặn dò:
Ôn lại nội dung đã học trong bài vừa học.
trang 106 sách giáo khoa
Làm bài tập 3 : thu nhập bình quân đầu người bằng GDP: dân số
Xem trước bài tiếp theo.








TIẾT 39: Ngày 13/1/2008
THỰC HÀNH
SO SÁNH NỀN KINH TẾ CỦA BA KHU VỰC CHÂU PHI

I. MỤC TIÊU:
Kiến thức :
-Nắm vững những nét khác nhau trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi.
-Nắm vững sự khác biệt trong nền kinh tế của châu Phi
Kỹ năng :
-Luyện tập cách phân tích các sự vật, hiện tượng địa lý.
-Củng cố các kỹ năng đọc và phân tích ảnh địa lý, lược đồ và biểu đồ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên :
-Lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi.
-Bản tự nhiên Châu Phi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG;
Hoạt động 1:
- Lưu ý Hs ôn tập kiến thức đã học để lập bảng so sánh sự khác nhau về kinh tế giữa 3 khu vực châu Phi.
- Yêu cầu Hs đọc và phân tích lược đồ để rút ra nhận xét về sự phân hóa thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia, các khu vực châu Phi.
Hoạt động 2:

1. Xác định thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia châu Phi:
Quan sát lược đồ 34.1, học sinh có thể rút ra các nhận xét sau:
+ Các nước có thu nhập bình quân đầu người dưới 200 USD: Buốc ki na Pha xô, Ni giê,
sát, Ê ti ô pi a, Xô ma li.
+ Các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người trên 1000 USD: Ma rốc, An giê ri, Tuy ni di,
Li bi, Ai Cập, Cộng hòa Nam Phi.
Từ đó học sinh có thể rút ra kết luận về sự phân hóa thu nhập bình quân đầu người giữa các
khu vực châu Phi.
Thu nhập bình quân đầu người không đều giữa ba khu vực: Nam Phi (cao nhất), rồi đến
Bắc Phi và cuối cùng là Trung Phi.
Trong từng khu vực, sự phân bố thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia không
đồng đều.
2. Lập bảng so sánh đặc điểm kinh tế của ba khu vực châu Phi :
Giáo viên tổ chức học sinh thành 3 nhóm và yêu cầu học sinh nghiên cứu lại nội dung đã học trong bài 32 và 33, thảo luận nhóm để hoàn thành bảng so sánh đặc điểm kinh tế của ba khu vực châu Phi.
Sau đó, giáo viên phân công mỗi nhóm trình bày đặc điểm của một khu vực theo trình tự chung để hoàn thành bảng so sánh.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học tập ở nhà và dặn dò:
Ôn lại nội dung đã học trong bài vừa học.
Xem trước bài tiếp theo.

Tiết 40 Ngày 15/1/2008
KHÁI QUÁT CHÂU MĨ

I. MỤC TIÊU:
Kiến thức :
Học sinh :
-Nắm vững vị trí địa lý, hình dạng, lãnh thổ để hiểu rõ châu Mĩ là một lãnh thổ rộng lớn.
-Hiểu rõ châu Mĩ là lãnh thổ của dân nhập cư từ châu Âu và quá trình nhập cư này gắn liền với sự tiêu diệt thổ dân.
Kỹ năng :
+Luyện tập cách phân tích các sự vật, hiện tượng địa lý.
+Củng cố các kỹ năng đọc và phân tích ảnh địa lý, lược đồ và biểu đồ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên :
-Bản đồ dân nhập cư châu Mĩ.
-Bản tự nhiên châu Mĩ.
Học sinh :
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1:
? Đặc điểm tự nhiên của khu vực Bắc Phi và Trung phi
? Nêu sự khác biệt về kinh tế giữa hai khu vực Bắc Phi và Trung phi
Hoạt động 2:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN,
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:

? Quan sát lược đồ 35.1 và cho biết châu Mĩ tiếp giáp những đại dương nào
? Tại sao châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây
? Quan sát hình 35.1 cho biết ý nghĩa của kênh đào Panama
? Quan sát hình 35.2 cho biết :
? Người Mong-go-lo-ít di dân đến châu Mĩ xuất phát từ đâu
? Tương tự người Tây Ban Nha, Bồ Đào nha, người thuộc chủng tộc Nê gro ít
? Giải thích tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư khu vực Bắc Mĩ với dân cư khu vực Trung Mĩ và Nam Mĩ.
1, Một lãnh thổ rộng lớn :


- Châu Mĩ rộng 42 triệu km vuông, trải dài từ vùng cư
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Nga
Dung lượng: 346,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)